1. Cách pha màu sơn chuẩn nhất
Tỷ lệ (%) pha màu sơn
Màu sơn cần pha | Xanh | Đỏ | Tím | Vàng | Trắng | Đen |
1. Cà phê
2. Cá vàng 3. Cẩm thạch 4. Cỏ úa 5. Da cam 6. Da trời 7. Gạch non 8. Ghi sáng 9. Ghi xám 10. Hoa cà 11. Hoàng yến 12. Kem sữa 13. Lá mạ 14. Mận chín 15. Nâu tây 16. Xanh biển 17. Xanh cổ vịt 18. Xanh lơ 19. Xanh rêu |
15 20
5
10
30
10 60
17 |
70
25
55
80 3
10
50 90
3 |
15
5
10
10 30 15
|
75 5 60 40
20 5
75 70 15
80
50 |
80 20 5 80
75 70
30 85 70 30
10 85 30 |
30
17 30
10 10
|
Chú ý:
Mỗi mẻ sơn phải dùng hết trong 1 giờ
Không pha các loại sơn khác hãng sản xuất
2. Các yêu cầu về sơn
a. Chuẩn bị nền sơn (xem từng loại nền ở mục 3)
b. Các yêu cầu khi sơn
– Phải dùng đúng loại sơn và màu thiết kế
– Sơn vào ngày khô ráo, ban ngày (khi có ánh sáng tự nhiên)
– Phải để nền sơn thật khô mới sơn
– Sơn trần trước, sơn tường sau. Sơn tường bắt đầu từ cửa sổ
c. Cách sơn
– Có ba cách sơn hiệu quả từ thấp đến cao: dùng chổi, rulô và súng phun.
– Phải sơn ít nhất một lớp sơn lót.
– Sơn nhiều lớp mỏng (thường là 3 – 4 lớp), cách quét như quét vôi, lớp sau vuông góc với lớp trước, lớp sau cùng theo hướng ánh sáng tự nhiên từ cửa vào. Đưa chổi (bút) sơn đều tay, theo một chiều để mặt sơn đều và không bị vết chổi lưu lại
– Trước khi sơn khô, dùng bút sơn rộng bản, có lông dài, mềm quét nhẹ cho đến khi không nhìn thấy vết bút
– Sơn khô trong khoảng 1 ngày đêm.
3. Sơn trên một số loại nền
a. Sơn trên vữa và nền quét vôi
Nền vữa để sơn phải dùng vữa mac ≥ 10 (≥ độ cứng của màng sơn). Thường dùng vữa thạch cao. Phải trám các chỗ nứt, lõm bằng matit, sau đó đánh nhẵn bằng giấy ráp
Có thể làm như sau: Xoa bằng bàn xoa cứng cho rợi hết cát, vữa, dùng bay miết lên một lớp vôi nhuyển đặc đã lọc cẩn thận, sau 3 – 4 giờ, dùng tấm kính phẳng cạnh gạt sạch mặt vôi, rồi dùng bay miết lại gần nữa là được
Nếu nền sơn đã quét vôi thì phải cạo sạch hết vôi
Phải để nền sơn thật khô mới sơn (nền sơn là vữa trát thì phải ≥ 2 tháng)
Dùng sơn dầu có nhựa loại béo, sơn tổng hợp để sơn lên nền trát vữa (thường dùng sơn vinin axêtat).
Có thể dùng sơn ngoài để sơn trong nhà nhưng không dùng ngược lại. Sơn ngoài nhà cần có tác dụng chống thấm. Sơn ngoài nhà nên theo các lớp như sau: lớp lót, lớp sơn trắng và lớp sơn màu. Sơn trong nhà cũng nên có ba lớp: lớp lót bằng nước vôi loãng, lớp sơn lót và lớp sơn màu. Lớp sơn lót có thể là sơn loãng hoặc sơn pha với dầu gai (lanh) đun sôi trộn với bột màu
Khi sơn 1 m2 trên nền vữa cần:
0,30 kg sơn – nếu sơn 2 nước,
0,46 kg sơn – nếu sơn 3 nước
b. Sơn trên bêtông và thạch cao
Khi trát trên bêtông nên dùng vữa để dễ xoa phẳng
Các công việc chuẩn bị nền sơn, yêu cầu khi sơn trên nền là bêtông hoặc thạch cao như sơn trên nền trát vữa
Khi sơn trên bêtông và thạch cao thì đầu tiên nên quét nước phèn chua, sunphat sắt hoặc sunphat kẽm có pha thêm keo dính (gôm arabic). Sau 24 giờ thì sơn
c. Sơn trên gỗ
Khi sơn trên gỗ cần chú ý:
– Gỗ phải thật khô ( độ ẩm < 12%) mới được sơn.
– Mặt gỗ phải được bào nhẵn, sau đó bả mattit kín các vết nứt, các chỗ lõm, dùng giấy ráp đánh kỹ theo chiều thớ gỗ, sau đó làm sạch bề mặt
– Không cần phải nhuộm gỗ và cũng không nhất thiết phải dùng sơn lót mà vì có thể sơn ngay sơn màu. Nếu sơn lớp lót thì như lớp lót trên nền vữa
– Quét lớp thứ 2 bằng sơn trắng và lớp cuối cùng bằng sơn màu yêu cầu
Sơn 1 m2 cần (kg) sơn:
– Đối với gỗ mới: nước (lớp) 1: 0,143
nước 2: 0,100
nước 3: 0,077
– Đối với gỗ cũ (3 nước): 0,20
Khi sơn 1 m2 cửa gỗ cần 0,5 tờ giấy ráp khổ 260 x 310 mm.
Quy đổi các oại cửa như sau ( sơn cả hai mặt):
1 m2 cửa kính tính 0,8 m2 sơn
1 m2 cửa chớp tính 3,0 m2 sơn
1 m2 cửa panô tính 2,2 m2 sơn
d. Sơn trên kim loại
Khi sơn trên nền kim loại (thép, tôn,…) cần chú ý:
– Sau khi đã làm sạch gỉ, dầu mỡ,…, rửa sạch nền sơn, quét hai lớp lót bằng sơn minium mỏng
– Phải để nền thật khô mới sơn
Trước tiên sơn chống gỉ với các bộ phận kim loại ở nơi khô hoặc ít ẩm thì dùng sơn màu nâu (sơn chống gỉ sắt), ở nơi ngập nước hoặc rất ẩm thì dùng sơn màu đỏ gạch (sơn chống gỉ chì hoặc dầu chì minium)
Khi lớp sơn chống gỉ khô mới sơn phủ bằng sơn màu
Những bộ phận không phải sắt phần lớn dùng làm đường ống nên chỉ sơn chống gỉ bằng sơn màu nâu và phủ bằng sơn bitum dầu màu đen
4. An toàn lao động trong công tác sơn
– Khi pha trộn sơn cần sử dụng găng tay cao su, kính, khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn, nhất là đối với mắt, nếu bị sơn văng vào mắt nhanh chóng đến bác sĩ
– Cấm dùng benzen và êtylen làm dung môi.
– Khi sơn phải cắt điện trong phòng.
– Khi sơn bên ngoài nhà phải dùng giàn giáo, khôn được dùng thang treo hoặc nôi treo
– Khi sơn trên cao (mái, cửa trời,…) phải có đai bảo hiểm
– Không tựa thang hoặc giá dỡ lên tường, lên bệ cửa sổ.
– Cấm hút thuốc, đánh lửa khi đang sơn dầu.
– Khi sơn dầu hoặc sơn có pha nitrô thì không được ở trong phòng quá 4 giờ
5. Kiểm tra, nghiệm thu công tác sơn
Kiểm tra theo các yêu cầu:
– Sau khi khô mặt sơn phải nhẵn bóng, chà tay không thấy bột bám và có thể rửa bằng nước xà phòng khi tẩy các vết bẩn khác
– Phải đúng màu sơn theo yêu cầu và màu sơn phải đồng đều.
– Mặt sơn không có vết nứt, không được phồng, rộp.
Khi nghiệm thu cần xem:
– Độ bám dính
– Độ nhẵn bóng, vết rạn nứt bền mặt
– Độ phẳng mặt
– Độ thẳng của góc cạnh, đường phào, gờ chỉ,…
– Độ đồng đều của màu sơn