Cầu lông đang là một trong những môn thể thao được mọi người yêu thích nhất hiện nay. Vì vậy, để tạo ra một sân chơi chuyên nghiệp thì các chủ đầu tư luôn chú trọng đến việc thi công sơn epoxy sân cầu lông. Vậy quy trình thi công như thế nào là đạt chuẩn, hãy cùng Sieuthison.vn tìm hiểu dưới đây nhé!
1. Ưu điểm của việc thi công sơn epoxy sân cầu lông
Thi công sơn epoxy cho sân cầu lông được ưa chuộng nhất hiện nay là bởi vì:
- Sơn epoxy chịu được mọi tác động của thời tiết.
- Lớp sơn dẻo dai, bền, chống ấm mốc và bụi bẩn.
- Tăng độ bền, độ cứng và tuổi thọ cho công trình.
- Độ nhẵn, độ đàn hồi cao, tạo sự thoải mái cho người chơi.
- Thích hợp cho sân cầu lồng trong nhà cũng như ngoài trời.
- Dễ dàng trong việc vệ sinh, lau chùi.
- Không bị thấm nước, thoát nước nhanh chóng.
2. Yếu tố đảm bảo bề mặt thi công sơn epoxy
Để thi công sơn epoxy đạt chuẩn, bề mặt thi công phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Bề mặt phải bằng phẳng, cứng cáp. Không có các vết nứt và không bị thấm nước.
- Sân phải có độ dẻo dai, độ cứng và độ đàn hồi cao.
- Màu sơn của sân phải đồng nhất, có khả năng chịu được chùi rửa, chịu mài mòn hay va đập cơ học ngay cả những nơi có tần suất, mật độ đi lại cao.
- Vật liệu sơn sân cầu lông phải đảm bảo không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại khác. Đặc biệt phải an toàn với người thi công và người chơi.
- Bề mặt sơn sân phải dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ.
3. Quy trình thi công sơn epoxy cho sân cầu lông
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Cần vệ sinh bề mặt bằng các thiết bị chuyên dụng. Dùng máy mái sàn công nghiệp để tạo độ nhám và độ bằng phẳng cho công trình.
- Những vị trí bị rỗ, nứt vỡ cần dùng những vật liệu tiêu chuẩn để bịt kín. Sau đó, mài và làm phẳng lại.
- Bề mặt bê tông phải đảm bảo độ dày từ 10 – 15cm. Và phải là nền bê tông cốt thép để tránh bị nứt.
- Bê tông đổ vào thời tiết tốt và độ dốc theo tiêu chuẩn của thế giới là 0.833 – 1%.
Bước 2: Thi công lớp sơn chống thấm
Việc thi công lớp sơn này giúp cho bề mặt có khả năng chống nước cực kỳ tốt. Cũng như đảm bảo cho bề mặt sân không bị bong tróc, nứt gãy do ảnh hưởng của thời tiết.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót
Lớp sơn lót sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa sơn chống thấm và lớp sơn bề mặt.
Bước 4: Thi công lớp sơn đệm
Tiến hành thi công lớp sơn đệm để giúp người chơi dễ dàng di chuyển mà không bị tác động nào cản trở. Giúp các vận động viên, người chơi cầu lông tránh được chấn thương.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Tiến hành sơn phủ lớp sơn cuối cùng cho bề mặt sàn. Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với chân của vận động viên nên sẽ đòi hỏi phải có tính ma sát cao. Nên quá trình này phải cẩn thận để đạt được độ dày nhất định và đồng đều.
Thi công sơn epoxy 2-3 lớp sơn phủ màu để hoàn thiện cho sân cầu lông theo yêu cầu. Mỗi lớp sẽ cách nhau 4-6 tiếng.
Bước 5: Thi công sơn kẻ vạch line
Kẻ vạch line cho sân cầu lông cần phải chính xác và tỉ mỉ, đo và lấy điểm sao cho chính xác nhất. Các vạch phải được sơn thẳng và chuẩn trên bề mặt không để bị dính sơn.
Trên đây là quy trình thi công sơn epoxy sân cầu lông mà Sieuthison.vn muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thật thành công. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về sơn epoxy thì hãy liên hệ đến số Hotline 1900.6716 để được hỗ trợ nhanh nhất.