Sơn Nước, Các Đơn Vị Thi Công Sơn Nước TP. HCM

1/ Sơn nước là gì?

Sơn nước hay còn gọi là sơn tường hoặc sơn nhà. Là một hỗn hợp đồng nhất, được sản xuất từ các chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vật liệu. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.

Sơn nước nội ngoại thất

Sơn nước là sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú đa dạng, với những tính chất lý hóa quan trọng giúp bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau nhằm bảo vệ vật liệu tránh hư hỏng và kéo dài tuổi thọ vật liệu theo thời gian.

Sơn nước được sử dụng để:

– Trang trí nội thất, ngoại thất, đồ vật trong gia đình, các công trình

– Bảo vệ bề mặt của đồ dùng, nhà ở …

– Một số loại sơn còn có chức năng chống nóng, chống thấm, chống rỉ…

Một số hãng sơn nước nổi tiếng hiện nay, gia chủ có thể tham khảo: Jotun, Nippon, Mykolor, Kova …. Tùy vào mục đích sử dụng, và chi phí phù hợp với từng gia chủ …

2/ Thành phần cơ bản của sơn nước

Nhiều người khi tìm hiểu về sơn nước, thắc mắc rằng thành phần sơn nước có những thành phần cơ bản nào? Về cơ bản thì sơn nước được cấu tạo bởi các thành phần sau

  • Chất kết dính (chất tạo màng).
  • Bột màu / bột độn, phụ gia.
  • Dung môi…

Vậy chất kết dính, bột màu, phụ gia, dung môi là gi? Cùng tìm hiểu sơ qua nhé

Chất kết dính sơn là gì? Là 1 loại chất kết dính sử dụng cho các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật liệu, đồ dùng. Tùy vào chức năng và mục đích sử dụng của sơn mà nhà sản xuất sử dụng 1 tỷ lệ chất kết dính nhất định. Đã gọi là chất kết dính thì sơn đó phải  bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền màng sơn.

Bột độn (Extender) là gì? Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến 1 số tính chất của sơn như màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng trong sơn như: Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc …

Bột màu (Pigment): Màu sử dụng trong sơn là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như: độ bóng, độ bền… Bột màu gồm hai loại: Vô cơ & Hữu cơ.

Bột màu vô cơ là một số muối kim loại không tan trong kim loại hoặc oxit kim loại màu. Màu vô cơ được chia thành sắc tố vô cơ nhân tạo, sắc tố vô cơ tự nhiên và màu vô cơ tự nhiên. Đặc tính của màu vô cơ là có độ bền ánh sáng, chịu nhiệt độ cao, chịu thời tiết, khả năng che giấu mạnh, khả năng chống dung môi.

Bột màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tông màu tươi sáng, độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ. Bột màu hữu cơ bao gồm Pigment azo, đồng phthalocyanine, dye….

Các bột màu hữu cơ có cấu trúc khác nhau, màu sắc tươi sáng, chống ánh sáng và kháng dung môi.

Phụ gia: Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất của màng.

Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

3/  Các loại sơn nước trên thị trường hiện nay

Trong hệ thống sơn nước có các dòng sản phẩm sau và chúng có đặc điểm chung là sơn gốc nước:

  • Bột bả còn gọi là bột trét tường, là loại vật liệu có tác dụng làm phẳng bề mặt tường, giúp tăng tính thẩm mỹ cho tường nhà.
  • Sơn lót chống kiềm là loại sơn lót chuyên dụng cho tường có tác dụng chống kiềm hóa, chống nâm mốc rong rêu phong.
  • Sơn chống thấm là loại vật liệu rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự thấm nước cho tường nhà, sàn nhà …
  • Sơn nội thất là loại sơn được sử dụng trang trí phủ màu cho cho tường bên trong nhà
  • Sơn ngoại thất là loại sơn được sử dụng trang trí phủ màu cho tường ngoài trời.

Ngoài ra, còn một số loại sơn khác được sử dụng cho tường nhà như: sơn giả đá, sơn nhũ, sơn giả gỗ, sơn ánh kim, sơn ánh vàng …

>>> Top hãng sơn nước luôn được thị trường tin dùng

4/ Quy trình thi công sơn như thế nào?

B1: Vệ sinh bề mặt

Đối với bề mặt tường cũ thì bước làm sạch là việc không thể bỏ qua:

Loại bỏ đi hết rêu mốc, bụi bẩn, lớp sơn cũ, cũng như những tạp chất trước khi tiến hành thi công.

Nếu bề mặt tường cần sơn còn mới thì cần đánh lại toàn bộ bề mặt tường để khi tiến hành thi công lớp sơn mới có chân bám.

Nếu bề mặt tường lại quá cũ thì trước khi thi công cần xối nước rửa lại một lần nữa khi đã vệ sinh sạch sẽ.

B2. Thi công bột bả:

Khi chuẩn bị bề mặt bột bả không tốt, sơn bám vào bề mặt kém dẫn đến lớp bả bong tróc. Hoặc xử lý bề mặt không sạch, còn sạn, cát cũng làm cho bề mặt sơn bị phồng rộp.

  • Trét bột bả lên tường -> Chà giấy nhám làm mịn bề mặt tường -> Dùng chổi quét sạch bụi để lấp sạch những lỗ nhỏ, gồ ghề trên tường.
  • Xong xuôi, phun nước giữ ẩm hàng ngày, bột bả có nước để đông kết. Nên bả một lớp bột bả mỏng lấp vừa đủ bề mặt tường vừa trát.

B3. Lăn sơn lót:

  • Dụng cụ: Cọ lăn, rulo, thùng đựng sơn …
  • Trước khi lăn sơn phải khuấy đều sơn lót, nên lăn từ 2 đến 3 lớp để sơn phủ kín hoàn toàn bề mặt và đảm bảo độ dày vừa đủ thì mới có tác dụng ngăn tường khỏi bị thấm nước, vừa đảm bảo tính năng kháng kiềm cho tường nhà.

Lưu ý: Thời gian sơn mỗi lớp nên cách nhau 2-3 giờ đồng hồ

B4: Sơn phủ hoàn thiện

  • Tối thiểu cần sơn 2 lớp sơn màu, rồi tiến hành sơn lớp phủ để bảo vệ được màu lựa chọn
  • Tùy theo thể tích trong quá trình thi công có thể pha thêm nước sạch
  • Mỗi lớp sơn cách nhau khoảng thời gian 2-3 giờ.
  • Sau đó dùng nước sạch để làm sạch dụng cụ thi công.

Để quá trình thi công được đạt hiệu quả cao nhất, ngoài việc tự làm. Gia chủ hoàn toàn có thể tìm kiếm 1 đơn vị thầu luôn giai đoạn sơn này. Vừa đảm bảo được chất lượng, vừa chi phí hợp lý

Siêu Thị Sơn Hợp Thành Phát ngoài việc sản xuất và thương mại các hãng sơn ra, chúng tôi còn có chuyên đội thi công sơn nước tại TPHCM. Hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất

Địa chỉ của hàng: 89 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình

Hotline: 0918 11 48 48

Website: sieuthison.vn

Xem thêm các bài viết tư vấn tại đây

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Đối với đơn hàng từ 10 triệu

THANH TOÁN LINH HOẠT

COD / Tiền mặt / Chuyển khoản

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0918 114 848

tư vấn kỹ thuật - thi công

0918 114 848

0918.114.848
icons8-exercise-96 chat-active-icon