Những sự cố thường gặp khi sơn nội thất

Sơn nội thất là dòng sơn được sử dụng để sơn mảng tường trong nhà. Sơn nội thất được sản xuất với nhiều tính năng ưu việt cho các công trình sơn nhà ở, tuy nhiên khi thi công sơn nội thất cũng đòi hỏi rất nhiều về các yêu cầu kỹ thuật. Nếu bạn không thực hiện chuyên nghiệp khâu thi công thì sẽ rất dễ xảy ra những lỗi sự cố.

Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những sự cố thường gặp khi sơn nội thất. Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

1/ Hiện tượng phấn hóa

Hiện tượng: Màng sơn bạc màu và phấn hóa bề mặt

Nguyên nhân:

+ Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc chứa thành phần tạo màu cao

+ Sử dụng sơn nội thất thi công cho ngoại thất

+ Sơn hết hạn sử dụng, màng sơn bị phấn hóa

+ Thi công sơn lên bề mặt bê tông, tường mới với động ẩm vượt quá 16%

+ Hiện tượng kiềm hóa sẽ phá hủy màng sơn gây phấn hóa

Giải pháp xử lý:

+ Dùng nước sạch tẩy, rửa các chất bám bẩn và bụi phấn trên bề mặt chờ khô hoàn toàn

+ Độ ẩm bề mặt không được vượt quá 16%

+ Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.

+ Sơn lại với hệ thống sơn Acrylic gốc nước gồm 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ theo hướng dẫn của chủ thầu

2/ Hiện tượng màng sơn bị nhăn, chảy xệ

Hiện tượng: Màng sơn bị nhăn, chảy xệ. Khi bóc lớp màng ngoài ra thì phía trong rất ẩm ướt. Hiện tượng này thường xảy ra ngay khi thi công xong  từ 1 – 3 ngày, màng sơn vừa khô.

Nguyên nhân:

  • Sơn lớp trước chưa khô đã sơn lớp sau.
  • Thi công bằng súng phun sơn ở khoảng cách quá gần bề mặt cần sơn.
  • Sơn pha quá loãng, hoặc lớp sơn quá dày.
  • Sơn lên bề mặt bẩn, thời tiết khi thi công quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Màng sơn chưa khô hẳn đã bị mưa, hoặc gặp thời tiết có độ ẩm quá cao.
  • Sơn có hàm lượng chất độn nặng.

Xử lý:

  • Nếu màng sơn còn mới, đảm bảo độ dính thì chỉ cần sơn lại 1-2 lớp sơn hoàn thiện.
  • Nếu nghiêm trọng thì cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ.
  • Sơn lại theo hệ thống đề nghị: Quét 1 lớp sơn lót + 2 lớp sơn hoàn thiện.
  • Ngăn ngừa:
  • Làm theo hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là tuân thủ thời gian quy định giữa hai lần sơn và thời tiết yêu cầu trước và sau khi thi công.
  • Sử dụng sơn chất lượng cao, không pha sơn quá loãng và không quét sơn quá dày.

3/ Hiện tượng màng sơn bị nứt

Hiện tượng: Màng sơn bị khô, nứt nẻ ra từng mảng sau đó tróc ra, như bề mặt  tấm kính ô tô bị va đập mạnh.

Nguyên nhân:

Sử dụng loại sơn chất lượng thấp, có quá nhiều bột độn và ít nhựa.

Bề mặt không được làm sạch, bám nhiều bụi bẩn hoặc dầu mỡ

Sơn quá dày, quá mỏng hoặc pha sơn quá loãng, quá đặc lên bề mặt nhẵn bóng.

Sơn trong điều kiện gió lớn và lạnh khiến màng sơn bị khô quá nhanh.

Xử lý:

Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ.

Sơn lại theo hệ thống đề nghị: Quét 1-2 lớp sơn lót + 2 lớp sơn hoàn thiện.

Ngăn ngừa:

Bề mặt phải được làm sạch triệt để trước khi thi công.

Làm theo hướng dẫn sử dụng, không sơn quá dầy, quá mỏng hay pha sơn quá đặc, quá loãng.

Sử dụng sơn chất lượng cao. Sơn chất lượng thấp thường rất nặng ( 25-26 kg/thùng 18l).

4/ Hiện tượng bong tróc màng sơn

Hiện tượng:

+ Màng sơn bong tróc cục bộ khỏi bề mặt tườn g do độ bám dính kém

+ Lớp bột trét mất liên kết trong bong khỏi bề mặt tường.

Nguyên nhân:

+ Tường, bê tông còn độ ẩm cao, hơi ẩm tiếp tục thoát ra bề mặt tường làm giảm độ bám dính của màng sơn.

+ Công tác chuẩn bị bề mặt chưa đạt yêu cầu kỹ thuật, bề mặt còn bị bám bẩn.

+ Sử dụng sơn, bột trét chất lượng thấp, không đạt cường độ nén, bám dính kém,..

Giải pháp xử lý:

+ Xác định nguồn gốc gây thấm ẩm và xử lý triệt để, tẩy sạch các khu vực sơn bị bong tróc, bám dính kém.

+ Độ ẩm bề mặt không vượt quá 16% (protimeter)

+ Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.

+ Bề mặt trước khi sơn luôn sạch, khô không bị bám bẩn, dầu mỡ…

+ Sơn lại với hệ thống sơn Acrylic đề nghị

5/ Hiện tượng màng sơn nở hoa

Hiện tượng:

Màng sơn nở hoa, bong tróc và hư hỏng

Nguyên nhân:

+ Công tác chuẩn bị bề mặt chưa đạt yêu cầu kỹ thuật.

+ Bề mặt tường còn độ ẩm cao

+ Nứt kết cấu… hơi ẩm thoát ra gây hiện tượng kiềm hóa là nguyên nhân nở hoa, loang màu, bong tróc,…

Giải pháp xử lý:

+ Dùng nước sạch tẩy, rửa sạch chất bám bẩn và phấn trên bề mặt, chờ khô hoàn toàn.

+ Sử dụng sơn xử lý phẳng các khe nứt nhỏ, các khe nứt lớn (2-10 mm) và chờ khô hoàn toàn.

+ Bề mặt phải khô, sạch, không bám dầu mỡ hay các tạp chất khác

+ Sơn lại với hê thống sơn Acrylic gốc nước theo khuyến cáo: 1 lớp lót và 2 lớp sơn phủ phù hợp

6/ Hiện tượng nấm mốc và rong rêu

Tình trạng: Màng sơn bám rong rêu, nấm mốc

Nguyên nhân:

+ Sử dụng sơn chất lượng thấp không chứa các thành phần chống nấm mốc rong rêu, tảo bám trên bề mặt sơn.

+ Thi công sơn trên bề mặt chuẩn bị kém, không tẩy sạch rong rêu, nấm mốc.

Giải pháp xử lý:

+ Tẩy sạch rong rêu bám trên bề mặt,

+ Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.

+ Quét lớp sơn loại bỏ rong rêu lên vị trí xuất hiện rong rêu và nấm mốc, chờ khô hoàn toàn

+ Sơn lại với hệ thống sơn Acrylic đề nghị

Trên đây là những sự cố thường gặp khi sơn nội thất. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về những sự cố này để từ đó hết sức lưu ý trong quá trình thi công sơn nội thất.

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Đối với đơn hàng từ 10 triệu

THANH TOÁN LINH HOẠT

COD / Tiền mặt / Chuyển khoản

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0918 114 848

tư vấn kỹ thuật - thi công

0918 114 848

Contact Me on Zalo
0918.11.48.48