HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY CHỐNG TĨNH ĐIỆN

Sơn epoxy chống tĩnh điện đang được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng. Tuy nhiên để đạt được kết quả thi công tốt nhất thì cần phải thực hiện đúng kỹ thuật thi công. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về giải pháp này thì có thể theo dõi bài viết sau đây của Sieuthison.vn nhé!

1. Sơn epoxy chống tĩnh điện là gì?

Sơn chống tĩnh điện là dòng sơn epoxy 2 thành phần, mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính dẫn điện và hệ thống dây dẫn đồng nối đất giúp trung hòa điện tích. Ứng dụng phổ biến của dòng sơn này là dùng trong các nhà máy công nghiệp, nhà máy sản xuất. Đem đến khả năng chống tĩnh điện, dễ dàng bảo quản, vệ sinh và kháng hóa chất cực kỳ hiệu quả.

thi công sơn epoxy tự san phẳng

2. Sơn epoxy chống tĩnh điện gồm mấy loại?

Sơn epoxy chống tĩnh điện bao gồm 2 loại:

  • Sơn hệ lăn: Thường sử dụng cho các công trình có yêu cầu thấp về độ tải trọng. Thi công bằng rulo, hệ thống dây đồng sẽ được nối xuống đất. Có 1 lớp sơn lót và lớp sơn phủ chống tĩnh điện. 
  • Sơn tự san phẳng: Phù hợp cho các công trình yêu cầu cao về chất lượng và thẩm mỹ. Phương pháp thi công bao gồm dây đồng nối đất, lớp sơn lót, lớp sơn xử lý mặt sàn, lớp san san phẳng chống tĩnh điện và lớp than hoạt tính. 

3. Ưu điểm của sơn chống tĩnh điện

  • Chống tích điện và không gây cháy nổ.
  • Tạo độ bền cho bề mặt sàn, giúp nâng cao tuổi thọ của công trình.
  • Tăng tính thẩm mỹ, giúp bề mặt luôn sáng bóng, dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Tiết kiệm chi phí điện năng.
  • Đảm bảo an toàn sức khỏe trong quá trình sử dụng.
  • Khả năng chống mài mòi, các tác động của hóa chất, môi trường và con người.
  • Tạo ra một bề mặt vững chắc, chống lại những tác động của thời tiết, nhiệt độ.

ưu điểm của sơn epoxy là gì?

4. Ứng dụng của sơn chống tĩnh điện

Ngày nay, sơn chống tĩnh điện thường được ứng dụng trong:

  • Các nhà máy công nghiệp, sản xuất linh kiện điện tử…
  • Các khu vực sản xuất hàng hóa dễ cháy nổ.
  • Các công trình y tế như phòng mổ, phòng xét nghiệm hay phòng hồi sức.
  • Các  trung tâm hoạt động lĩnh vực bảo dưỡng, bảo trì máy móc…
  • Trung tâm kiểm định, đo lượng, nhà máy sản xuất vũ khí, thuốc nổ…

5. Quy trình thi công sơn epoxy tĩnh điện đúng kỹ thuật

Chuẩn bị dụng cụ: 

  • Sơn phủ chống tĩnh điện. 
  • Sơn lót Epoxy chống tĩnh điện. 
  • Máy mài cầm tay, máy hút bụi. 
  • Chổi, cây cào sơn, đồ bảo hộ, dây nguồn, rulo phá bọt..

quy trình thi công sơn epoxy

Quy trình thi công đúng kỹ thuật:

  • Bước 1: Xử lý bè mặt thi công.
  • Bước 2: Vệ sinh bề mặt thi công bằng thiết bị vệ sinh chuyên dụng.
  • Bước 3: Thi công lăn sơn lót epoxy chống tĩnh điện.
  • Bước 4: Dùng vữa epoxy lấp đầy khe hở lỗ hổng.
  • Bước 5: Thi công lớp sơn chống tĩnh điện tự san phẳng lớp thứ 1.
  • Bước 6: Dán dây dẫn đồng dẫn điện tích tới cọc tiếp địa.
  • Bước 7: Thi công sơn than hoạt tính dẫn điện.
  • Bước 8: Thi công lớp sơn chống tĩnh điện tự san phẳng lớp thứ 2.
  • Bước 9: Nghiệm thu và bàn giao công trình.

Bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn hiểu thêm về dòng sơn epoxy chống tĩnh điện cũng như các thi công đúng kỹ thuật. Nếu bạn cần tư vấn thêm về dịch vụ thi công hay dòng sơn epoxy thì có thể liên hệ đến Sieuthison thông qua:

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Đối với đơn hàng từ 10 triệu

THANH TOÁN LINH HOẠT

COD / Tiền mặt / Chuyển khoản

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

1900 6716

tư vấn kỹ thuật - thi công

0918 114 848

0918.114.848
icons8-exercise-96 chat-active-icon