Khi mái tôn nhà bạn bị dôt, xử lý như thế nào?

Khi mái tôn nhà bạn bị dột, bạn thường nghĩ ngay đến việc thuê các dịch vụ sửa chữa để xử lý những chỗ bị dột trên mái tôn. Nhưng hầu hết không đem lại hiệu quả cao, thường xuyên bị dột lại, mà nguyên nhân chính là do họ không phải chuyên nghiệp trong việc chống thấm dột và sử dụng vật liệu có độ bền kém và phương pháp chưa lường hết các yếu tố gây nên hiện tượng dột (gió, trũng, độ dốc mái ít …). Sieuthison.vn là một doanh nghiệp chuyên sửa chữa chống thấm các công trình xây dựng, sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, chúng tôi đã thành công với phương pháp chống dột mái tôn bằng keo hai thành phần.

Những nguyên nhân gây dột đối với mái tôn hay gặp nhất:

Dột từ những mũ đinh

– Do gioăng cao su tại bộ phận mũ đinh bị lão hóa, mục

– Do lực hút của gió mũ đinh bị bật lên dẫn đến hở gioăng

Dột từ những vị trí nối tôn

Nhất là phía cuối mái ( mối nối dọc-song song với xà gồ ,mối nối ngang -vuông góc với xà gồ ) do độ dốc mái nhỏ (60 m) , lưu lượng nước lớn phía cuối của mái , nước thoát không kịp thường gây ra hiện tượng tràn vào các vị trí nối phía cuối mái

Dột từ những vị trí tôn bị thủng lỗ, kém chất lượng

Tại các vị trí mũ đinh và chỗ trũng bị đọng nước trên mái tôn, tôn bị sét, rỉ, mục

Thông thường các công trình đến với chúng tôi thì đã được xử lý bởi một số các nhà thầu khác, nhưng không đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều chủ đầu tư gặp chúng tôi có tâm trạng rất băn khoăn “không biết đơn vị này có sửa được không ? “ , nhưng sau khi làm thử  các chủ đầu tư đều rất hài lòng

Vật liệu và phương pháp

Vật liệu

– Có độ bền cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sự thay đổi thời tiết (có khả năng chống lão hóa). Đây là đặc điểm mạnh của loại keo này bởi chúng có 2 thành phần A và B, thành phần A là polyme và thành phần B là nhựa bitum. Hai thành phần này trộn với nhau cho ra hợp chất bền dưới ánh nắng mặt trời và có thể chống chọi với thời tiết khắc nhiệt nhất

– Loại keo bám dính tuyệt hảo: có khả năng bám dính rất mạnh lên các bề mặt bêtông, tôn sau khi đã lão hóa.

– Độ dẻo rất cao: màng keo có thể chịu được sự co ngót của mái tôn mà không bị nứt, xé

– Phù hợp với mọi hình dạng của mái tôn: keo có dạng lỏng do đó rất phù hợp khi thực hiện

Phương pháp

Bước 1: Khảo sát hiện trạng dột

Xem xét hiện trạng dột để từ đó đưa ra vị trí xử lý (chỗ nào xử lý mũ đinh, chỗ nào xử lý mép chồng mí giữa 2 mái tôn, chỗ nào cần thay tôn). Trong khi xem xét hiện trạng, điều tra kỹ  các hiện tượng sau:

– Vị trí và mức độ

– Tình trạng rỉ tôn

– Tình trạng trũng mái tôn (đọng nước)

– Chiều dài 1 mái tôn để tính độ dốc (từ đỉnh mái đến sênô thoát nước)

– Hiện tượng ăn mòn mái tôn (nếu có).

– Mục đích sử dụng của công trình.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt tôn

Bề mặt phải khô ráo, sạch sẽ (nếu không phải dùng giẻ lau cho khô), những vị trí bị rỉ phải đánh rỉ hoặc thay tôn mới để tránh hiện tượng thấm dột nhiều hơn

Bước 3: Quét vật liệu chống thấm

– Quét lớp keo thứ nhất lên các vị trí cần chống dột.

– Dán lớp lưới chịu lực ngay sau khi quét lớp thứ nhất.

– Quét lớp keo thứ hai ngay sau khi dán lớp lưới.

– Đi kiểm tra chất lượng sau khi quét lớp thứ hai (xem có hở lưới hay không).

– Quét lớp keo thứ ba tại các vị trí bị hở lưới (nếu có)

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Đối với đơn hàng từ 10 triệu

THANH TOÁN LINH HOẠT

COD / Tiền mặt / Chuyển khoản

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

1900 6716

tư vấn kỹ thuật - thi công

0918 114 848

Contact Me on Zalo
0918.11.48.48