1.Bề mặt màng sơn bị nhăn
Hiện tượng:
Màng sơn khi khô bị nhăn không tạo bề mặt liên tục, không sáng bóng
Nguyên nhân:
Thi công lớp sơn quá dày, dày hơn tiêu chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất, không tuân thủ thời gian sơn giữa các sơn , sơn lớp mới khi lớp cũ chưa khô hoàn
Do sơn trên bề mặt còn dính tạp chất
Độ ẩm, nhiệt độ không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình khô của màng sơn, dẫn đến lớp sơn bên ngoài khô nhanh hơn lớp sơn bên trong
Khắc phục:
Làm sạch bề mặt (đối với bề mặt tường sơn mới), cạo bỏ và vệ sinh lớp sơn cũ (đối với bề mặt tường đã sơn). Khi sử dụng sơn lót phải để khô hoàn toàn trước khi sơn phủ , hạn chế sơn trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ quá cao
2.Bề mặt màng sơn bị sần sùi
Hiện tượng:
Màng sơn không bằng phẳng do các hạt bọt khí, các lỗ rỗ do khi bọt khí bị vỡ gây ra
Nguyên nhân:
Do sử dụng sơn có chất lượng thấp
Không làm phẳng bề mặt kỹ trước khi thi công
Không khuấy đều thùng sơn trước khi sử dụng
Lăn sơn quá nhanh hoặc do sử dụng rulo không đúng tiêu chuẩn, chất lượng
Khắc phục:
Chà nhám, xử lý bề mặt kỹ trước khi sơn
Cần sử dụng bột trét, sơn lót để tạo bề mặt bằng phẳng và chống rêu mốc
Sử dụng các loại sơn phủ có chất lượng cao của những hãng sơn uy tín trên thị trường, tránh dùng sơn kém chất lượng hay hết hạn sử dụng
3.Bề mặt màng sơn nứt:
Hiện tượng:
Màng sơn bị nứt nẻ, bong tróc dạng vẩy
Nguyên nhân:
Màng sơn bị lão hóa do biến đổi nhiệt độ
Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp do lớp trong chưa khô đã sơn lớp ngoài
Do sơn quá mỏng hoặc quá dày
Khắc phục:
Chà nhám, xử lý bề mặt tường kỹ
Sử dụng sơn lót và sơn phủ chất lượng cao, có uy tín trên thị trường
4. Bề mặt màng sơn bị xà phòng hóa:
Hiện tượng:
Đọng lại các chất bẩn trên bề mặt tường ở nơi có độ ẩm cao
Nguyên nhân:
Đa số các bề mặt tường đều có hiện tượng này, nhưng nhiều nhất là ở trần nhà và tường ngoài nhà
Khắc phục:
Rửa sạch những nơi bị hiện tượng này, sau đó mới được sơn lớp sơn phủ mới