Hoàn thiện sàn nhà xưởng là một trong những công đoạn quan trọng nhất của một công trình. Một mặt sàn hợp lý, khoa học và thẩm mỹ sẽ giúp cải thiện chất lượng, hiệu quả công việc cũng như tăng tuổi thọ cho công trình. Vậy nên lựa chọn lát gạch men hay sơn epoxy cho sàn nhà xưởng? Để trả lời được câu hỏi này, bạn hãy theo dõi ngay bài viết về việc so sánh epoxy nền và gạch lát men của Sieuthison.vn nhé!
1. So sánh epoxy nền và gạch lát men
Ở phần này, Sieuthison.vn sẽ so sánh epoxy nền và gạch lát men giúp bạn có lựa chọn phù hợp nhất cho việc thi công sàn cho công trình. Cụ thể là:
1.1. Gạch lát men
Sử dụng gạch men để lát sàn là một phương pháp truyền thống có những đặc điểm như:
- Là phương pháp lâu đời nên rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn.
- Giá thành thi công rẻ hơn so với thi công sơn epoxy.
- Thi công dễ dàng, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, máy móc hiện đại.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại những nhược điểm như:
- Gạch men có tính chất cứng, giòn nên khi gặp ngoại lực thì nền xi măng dễ bị hư hại.
- Nền gạch lát men cần hạn chế hoặc không cho phép những vật nặng như xe tải, xe nâng hàng… di chuyển qua lại.
- Trên nền gạch men thì không thể kẻ các đường vạch di chuyển, vạch phân chia khu vực…
2.2. Sơn sàn epoxy
Để khắc phục hiệu quả các nhược điểm của gạch lát men mà phương pháp thi công sơn epoxy sàn được ra đời. Và phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi vì những ưu điểm sau:
- Bảo vệ bề mặt nền bê tông: Sau khi thi công, sơn epoxy tạo một lớp liền mạch trên bề mặt ngăn cách nền bê tông tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài. Cụ thể là axit, bazơ, dầu mỡ phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Khả năng chống chịu lực tốt: Bề mặt sơn epoxy có độ kháng mài mòn, độ bền cao. Cho phép xe nâng hàng di chuyển trên bề mặt sàn sau khi thi công.
- Chống thấm nước: Không thấm dầu, cho khả năng chống chịu môi trường hoá chất.
- Tính thẩm mỹ cao: Bề mặt bẳng phẳng, sáng bóng và không vết nứt, cho bề mặt liền mạch. Tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình.
- Kháng nấm mốc, bụi bẩn: Bề mặt sau khi thi công xong dễ lau chùi, vệ sinh, ít bám bụi bẩn.
- Tiết kiệm chi phí chiếu sáng cho doanh nghiệp: Sơn epoxy sau khi thi công có khả năng phản xạ ánh sáng cao. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí ánh sáng.
- Dòng sản phẩm sơn epoxy chống tĩnh điện: Cho khả năng chống tĩnh điện đáp ứng yêu cầu của các nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch công nghệ cao.
- Đặc biệt sơn epoxy tự san phẳng: Có đặc tính kháng khuẩn và nấm mốc. Là loại sơn sàn tiêu chuẩn dùng cho phòng sạch, bệnh viện, nhà máy dược, nhà máy thực phẩm. Sơn epoxy tự san phẳng còn mang tính sang trọng cao rất phù hợp showrom, văn phòng, sàn 3D…
2. Gợi ý dòng sơn epoxy chất lượng cho công trình
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sơn epoxy được ra đời để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng khiến cho bạn không biết lựa chọn sản phẩm nào chất lượng. Sieuthison.vn xin bật mí đến cho bạn dòng sơn epoxy cho nền bê tông của thương hiệu CADIN – một sản phẩm sơn mang nhiều đặc tính nổi bật như:
- Là loại sơn phủ Epoxy 2 thành phần, đóng rắn bằng Polyamide.
- Có tác dụng trang trí, bảo vệ bề mặt các loại sàn bê tông, cần sự bảo vệ lâu dài chống mài mòn, chống thấm.
- Sơn có độ bám dính cao trên bề mặt.
- Chịu mài mòn, va đập tốt.
- Có khả năng chịu ẩm, chịu hóa chất tốt.
- Chống rêu mốc, đảm bảo công trình luôn bền đẹp theo thời gian.
- Thích hợp cho công trình nền nhà xưởng, nhà máy, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại…
3. Hướng dẫn quy trình thi công sơn epoxy cho nền bê tông đúng kỹ thuật
Quy trình thi công sơn epoxy cho nền bê tông thực hiện như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi thi công
Đây là một giai đoạn quan trọng khi thi công sơn epoxy. Đầu tiên bạn cần phải dùng máy chà sàn để tạo độ nhám cho bề mặt. Việc này giúp cho sơn epoxy bám dính tốt hơn trên bề mặt sàn. Sau đó, dùng máy hút bụi công nghiệp, chổi quét để làm sạch các vết bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất có trên bề mặt xi măng.
Bước 2: Pha sơn epoxy
Sơn epoxy là dòng sơn bao gồm 2 thành phần, đó là phần sơn và phần đóng rắn. Vì vậy, trước khi thi công, bạn cần đọc và pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này vừa giúp sơn lên bề mặt đạt hiệu quả, có tính thẩm mỹ cao vừa hỗ trợ quá trình thi công trở nên dễ dàng, không gặp phải lỗi.
Bước 3: Thi công một lớp sơn lót epoxy
Bạn có thể thi công từ 1 hoặc 2 lớp sơn lót. Lớp này giúp tăng độ bám dính, ngăn tác dụng kiềm hóa của bê tông. Thời gian giữa các lớp nên cách nhau từ 4 tới 6 giờ đồng hồ để sơn có thời gian khô bề mặt.
>>> Tham khảo sử dụng sơn lót epoxy màu xám cho bê tông CADIN
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Sau khi lớp sơn lót khô hoàn toàn, bạn hãy tiến hành thi công lớp sơn phủ epoxy. Nên lựa chọn thi công từ 2 tới 3 lớp sơn phủ hoàn thiện để bề mặt được bóng mịn và tính thẩm mỹ cũng cao hơn. Thời gian của mỗi lớp cách nhau tối thiểu từ 6 hoặc 8 giờ đồng hồ. Sau nửa ngày có thể đi lại nhẹ nhàng. Khi sơn khô hoàn toàn sau một tuần thì có thể đi lại hoạt động bình thường.
Trên đây là những thông tin về so sánh epoxy nền và lát gạch men mà Sieuthison.vn muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp thi công phù hợp với công trình. Để được tư vấn chi tiết, báo giá ưu đãi, vui lòng liên hệ đến:
- Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Thành Phát
- Địa chỉ: 89 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 19006716 – 0918.114.848
- Website: sieuthison.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/sieuthison.vn