Sơn chịu nhiệt được sản xuất ra để giúp các vật liệu, bề mặt chống chịu lại tác động của nhiệt độ cao. Vậy sơn chịu nhiệt màu bạc là gì, có những đặc điểm nổi bật nào và ứng dụng, cách sử dụng ra sao thì hãy đọc ngay bài viết sau đây của Sieuthison.vn bạn nhé!
1. Sơn chịu nhiệt màu bạc là gì?
Sơn chịu nhiệt màu bạc là dòng sơn có khả năng chịu nhiệt độ cao với màu sắc chủ yếu là bạc hoặc các gam màu tương tự. Dòng sơn này được sử dụng để tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ các bề mặt khỏi tác động của nhiệt độ cao. Và được ứng dụng trong ngành công nghiệp lò nung, động cơ, ống dẫn nhiệt, hệ thống làm lạnh, các thiết bị sưởi…
Căn cứ vào mức độ chịu nhiệt, dòng chịu nhiệt màu bạc có thể chia ra làm nhiều loại như:
- Sơn chịu nhiệt 200 độ.
- Sơn chịu nhiệt 300 độ.
- Sơn chịu nhiệt 500 độ.
- Sơn chịu nhiệt 600 độ.
- Sơn chịu nhiệt 1000 độ.
- ……………..
2. Đặc điểm nổi bật của sơn chịu nhiệt màu bạc
Dòng sơn chịu nhiệt này thường được sử dụng để bảo vệ các vật dụng, bề mặt dưới tác động của nhiệt độ cao, môi trường bên ngoài nhờ vào các đặc điểm nổi bật như:
- Chịu được nhiệt độ cao lên đến 1000 độ C. Nhờ vậy, bảo vệ tốt nhất cho các bề mặt, vật dụng.
- Tăng tính thẩm mỹ, ổn định màu sắc: Dòng sơn chịu nhiệt màu bạc thường có khả năng giữ màu ổn định trong môi trường có nhiệt cao. Đảm bảo rằng màu sơn không bị phai màu hay biến đổi, giúp bề mặt hay vật dụng luôn bền đẹp theo thời gian.
- Sơn có độ bám dính cao nên rất dễ dàng thi công.
- Sơn có khả năng chống nước, dầu hay hóa chất.
- Màng sơn cứng giúp chống mài mòn hiệu quả.
- Sơn màu bạc có độ bóng cao, tạo ra bề mặt sáng bóng. Vì vậy mà sơn có khả năng phản xạ tốt, giúp phản chiếu nhiệt và ánh sáng. Làm giảm tác động của nhiệt lên bề mặt hay vật dụng được sơn.
3. Sơn chịu nhiệt thường được ứng dụng ở đâu?
Sơn chịu nhiệt thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể là:
- Công nghiệp ô tô: Sơn chịu nhiệt màu bạc thường được sử dụng để sơn lớp phủ bề mặt các bộ phận của động cơ, hệ thống phanh và hệ thống xả của ô tô. Điều này giúp tăng khả năng chịu nhiệt của các bộ phận. Bảo vệ chúng khỏi ảnh hưởng của nhiệt độ cao.
- Công nghiệp hàng không: Sơn chịu nhiệt thường được sử dụng để bảo vệ bề mặt các bộ phận của động cơ máy bay và hệ thống nhiên liệu. Đảm bảo hiệu suất và an toàn của máy bay trong môi trường có nhiệt độ cao.
- Ngành công nghiệp năng lượng: Sơn chịu nhiệt thường được sử dụng để bảo vệ các bề mặt của các thiết bị nhiệt. Ví dụ như lò hơi, bình chứa, ống dẫn và đường ống trong ngành công nghiệp năng lượng. Giúp tăng cường khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn cho các thiết bị này.
- Ngành công nghiệp đúc và gia công kim loại: Có thể được sử dụng để sơn lớp phủ bề mặt các sản phẩm kim loại như đúc, hàn, ống dẫn và đường ống. Tạo ra một lớp bảo vệ chống oxi hóa và chống ăn mòn, đồng thời tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ bằng màu bạc.
- Ngành công nghiệp xây dựng: Sơn chịu nhiệt màu bạc có thể được sử dụng trong xây dựng để sơn lớp phủ các bề mặt kim loại trên các công trình, như cầu, nhà xưởng và hệ thống ống dẫn. Giúp bảo vệ các bề mặt khỏi tác động của môi trường và tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ.
4. Gợi ý dòng sơn chịu nhiệt màu bạc chất lượng nhất 2023
Sơn chịu nhiệt màu bạc CADIN là dòng sơn 1 thành phần. Được sản xuất từ các hợp chất và phụ gia đặc biệt. Nhờ đó mà có khả năng chịu được nhiệt độ cao và được dùng cho các bề mặt sắt thép đen hay bê tông. Cụ thể như lò luyện kim, lò nung, ống khói, các thiết bị máy móc có phát sinh nhiệt độ dưới 600 độ C.
Thêm vào đó, sơn chịu nhiệt của CADIN thường có những tính năng nổi bật như:
- Độ bám dính cao.
- Màng sơn cứng, chịu mài mòn cao.
- Chịu được nhiệt độ cao.
- Dễ dàng thi công, mang lại tính thẩm mỹ cao cho vật dụng, bề mặt.
>>> Tham khảo thêm bảng báo giá sơn chịu nhiệt CADIN
5. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng, thi công sơn chịu nhiệt
Để phát huy tốt tất cả tính năng của sơn chịu nhiệt, khi thi công hay sử dụng sơn, bạn cần lưu ý đến những điều sau đây:
- Trước khi sơn phải đảm bảo bề mặt đã được làm sạch. Không bị rỉ sét, sạch hết các vết bẩn hay dầu mỡ và bề mặt phải khô ráo.
- Khi sơn nên sơn vào lúc trời khô ráo, độ ẩm từ 85% trở lên.
- Sau khi sơn phải làm sạch mọi dụng cụ. Không để sơn tiếp xúc với NaOH, nếu không màng sơn sẽ bị hư hại.
- Căn cứ vào bảng màu sơn chịu nhiệt, nhiệt độ quy định của nhà sản xuất. Từ đó, mua loại sơn chịu nhiệt có công dụng tốt, phù hợp với nơi, mục đích sử dụng.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về dòng sơn chịu nhiệt màu bạc là gì, đặc điểm, ứng dụng cũng như cách sử dụng sơn hiệu quả. Để tìm hiểu thêm các dòng sơn chịu nhiệt khác, bạn có thể tham khảo tại website sieuthison.vn hoặc gọi đến Hotline 0918.114.848. .
>>> Xem thêm bài viết: Có nên sử dụng sơn lót chịu nhiệt khi thi công hay không?