SƠN DẦU KIM LOẠI VÀ QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN DẦU KIM LOẠI ĐẠT CHUẨN

Sơn dầu kim loại có vai trò vô cùng lớn trong đời sống, vì chúng được dùng để trang trí và bảo vệ vật liệu sắt thép, gỗ … dưới tác động của mọi thời tiết. Tìm hiểu ứng dụng của sơn dầu trong bài viết hôm nay nhé.

1/ Sơn dầu là gì? Sơn dầu cho gì? Sơn dầu có chống rỉ sét được không?

Sơn dầu gọi chung là loại sơn nước gốc dầu hoặc sơn dầu gốc nước. Sơn dầu có thể là sơn 1 thành phần hoặc 2 thành phần.

Sơn dầu sơn cho vật liệu gì? Chúng được ứng dụng rộng rãi trong trang trí và bảo vệ bề mặt các vật liệu nội – ngoại thất như gỗ, bê tông và đặc biệt là kim loại.

son dau kim loai
Sơn dầu cho kim loại

Về phân loại sơn dầu:

Xét theo cấu tạo thành phần, chúng có:

  • Sơn dầu Epoxy (sơn 2 thành phần)
  • Sơn dầu Alkyd (sơn 1 thành phần)

>>>> Tìm hiểu thêm sơn dầu epoxy và sơn dầu alky tại bài viết: Sơn dầu và ứng dụng của sơn dầu

Xét theo tính năng thì sơn dầu được chia thành:

  • Sơn lót kim loại (sơn lót chống rỉ): Đây là lớp sơn trung gian giúp tạo độ bám liên kết giữa bề mặt kim loại và lớp sơn phủ.
  • Điểm nhận dạng lớp sơn chống gỉ cho kim loại đó là độ phủ sơn lót khá cao (từ 13 – 15m2/kg) và màu sắc nhạt, phổ biến nhất là màu đỏ nâu, xám sáng …
  • Sơn phủ kim loại: Đây là lớp sơn chịu tác động trực tiếp từ môi trường (nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm…) và ngoại lực (mài mòn, va đập,…) đồng thời đảm nhiệm vai trò là lớp sơn mang lại màu sắc tạo nên thẩm mỹ cho kết cấu kim loại. Thông thường sơn phủ màu sẽ được thực hiện với 2 lớp sơn (hoặc 3 lớp tùy theo yêu cầu) và mang lại độ dày trung bình từ 0,06mm – 0,08mm tùy theo từng hãng sơn.
son dau kim loai cho ong dan
Đóng vai trò rất lớn trong bảo vệ kim loại

2/ Sơn dầu kim loại là gì ?

Sơn kim loại là loại sơn dầu chuyên dụng trên bề mặt kim loại như nhôm, đồng, sắt, kẽm,… Thành phần chính của sơn thường được làm từ chất liệu nhựa như epoxy, polyurethane, alkyd, acrylic,…

Ứng dụng của sơn dầu kim loại:

  • Bảo vệ vật liệu kim loại là sắt, kẽm, thép, đồng… tránh khỏi các tác động của thời tiết
  • Tăng độ thẩm mỹ cho bề mặt kim loại như: cửa sắt, bàn ghế sắt, tủ sắt, hàng rào, độ nội thất, gia dụng, máy móc

Đặc điểm của sơn dầu kim loại:

  • Chống chọi tốt với sự thay đổi thất thường của thời tiết
  • Chịu ẩm, chịu mốc, chống ăn mòn kim loại
  • Chống tia cực tím ánh mặt trời, chống phai màu
  • Độ bám dính trên bề mặt kim loại tốt, hạn chế tình trạng bong tróc, ngăn chặn bề mặt vật liệu bị bám bụi bẩn.
  • Thời gian thi công tương đối nhanh, nhưng vẫn đảm bảo độ bền cho bề mặt sơn theo thời gian.

Ưu điểm là thế, nhưng các dòng sơn kim loại trên thị trường hiện tại vẫn có nhược điểm nhỏ:

  • Cần nhiều thời gian hơn để màng sơn ổn định và cứng trước khi đưa vào sử dụng.
  • Khác với sơn gốc nước thì sơn gốc dầu sẽ cần dung môi đẻ pha loãng sơn hoặc lau vết bẩn do sợ để lại, nên quá trình pha sơn cần tính toán theo tỷ lệ của nhà sản xuất.
  • Tạo mùi và cần thời gian để xử lý mùi hôi từ dung môi pha sơn.

3/ Cách sử dụng thi công sơn dầu kim loại

Chuẩn bị:

Dụng cụ: Cọ, rulo, khăn, máy phun sơn

Làm sạch bề mặt vật liệu cũ:

Bạn có thể dùng các biện pháp cơ học hoặc các hoá chất vô cơ (acid chloric, acid sulfuric loãng…) để xử lý dầu mỡ, rỉ sét, lớp sơn cũ hay những vết bẩn cứng đầu trên bề mặt thích hợp.

Đối với vật liệu mới nên dùng khăn lau sơ qua để sạch bụi bám

Tiến hành sơn:

Với sơn gốc dầu alkyd, bạn nên pha theo tỉ lệ khuyến cáo của từng hãng khác nhau. Với dòng sơn dầu Cadin thì pha chúng theo tỷ lệ 10:1 ( sơn : dung môi) .

>>> Tìm hiểu thêm: Sơn dầu nhũ bạc Cadin

Với sơn epoxy, đầu tiên khuấy đều thùng sơn (thường gọi là chất A, nằm trong thùng lớn).

Sau đó, trộn với chất đóng rắn (gọi là thùng B, thùng nhỏ) theo tỉ lệ của nhà sản xuất đưa ra.

thi cong son dau kim loai
Hướng dẫn thi công sơn dầu cho kim loại

Sơn lớp chống ri:

Sơn lót trực tiếp lên bề mặt kim loại bằng súng phun hoặc rulo, cọ quét. Đảm bảo toàn bộ khu vực cần sơn được phủ kín vì đây là lớp sơn trung gian tạo độ bám cho sơn phủ.

Sơn phủ màu cho kim loại:

Sau khi lớp sơn lót đã khô, tiến hành sơn phủ màu cho kim loại lớp đầu tiên (thường gọi là lớp tạo màu).

Sau khi đảm bảo lớp sơn phủ màu đầu tiên được khô hoàn toàn (không phải khô bề mặt, thường từ 4 – 6h), tiến hành sơn phủ màu lớp thứ 2 cho bề mặt kim loại (thường gọi là lớp sơn hoàn thiện).

Lưu ý khi sơn:

  • Xác định phương pháp sơn để định lượng khối lượng sơn cho tương đối
  • Bề mặt thực hiện sơn tốt nhất nên được xử lý bề mặt thật kỹ càng để độ bám sơn được chắc nhất.
  • Trong quá trình sơn tránh xa nguồn lửa, nguồn nhiệt độ cao.
  • Nên sử dụng đầy đủ bảo hộ trong quá trình thi công sơn để đảm bảo sức khỏe.

Chúng tôi còn cung cấp sơn dầu kim loại Jotun, Lobster, Nanpao, Seamaster

4/ Mua sơn dầu ở đâu tại TPHCM

Có rất nhiều hãng sơn, đại lý cung cấp sơn kim loại. Sieuthison.vn là đại lý phân phối cac hãng sơn dầu nổi tiếng Jotun, Nanpao, Seamaster, Lobster. Liên hệ chúng tôi tại:

89 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình

Hotline: 0918 114 848

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Đối với đơn hàng từ 10 triệu

THANH TOÁN LINH HOẠT

COD / Tiền mặt / Chuyển khoản

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0918 114 848

tư vấn kỹ thuật - thi công

0918 114 848

Contact Me on Zalo
0918.11.48.48