Trong các dòng sơn epoxy phổ biến trên thị trường, sơn epoxy gốc nước là dòng sơn được sử dụng phổ biến cho thi công sàn bê tông. Vậy sơn epoxy hệ nước là gì? Ưu điểm, nhược điểm của dòng sơn này là gì? Quy trình thi công sơn epoxy như thế nào? Nếu bạn đang có cùng những thắc mắc trên thì hãy đọc ngay bài viết này của Sieuthison.vn nhé!
1. Sơn epoxy hệ nước là gì?
Sơn epoxy hệ nước là dòng sơn 2 thành phần, sử dụng nước làm dung môi. Chuyên dùng để phủ sơn trực tiếp lên các bề mặt như bê tông, kim loại, hợp kim… Giúp bảo vệ, tăng cường tính năng cho bề mặt thi công. Nhờ vào các tính năng nổi bật như chống trượt, chống ăn mòn và chịu được tác động cơ họ mà dòng sơn này ngày càng được lựa chọn phổ biến cho các công trình.
So với các loại sơn epoxy thông thường, sơn epoxy hệ nước có tính an toàn cho môi trường và người sử dụng cao hơn. Bởi vì nó không chứa hóa chất độc hại và không phát ra mùi khó chịu. Bên cạnh đó, sơn epoxy hệ nước cũng có độ bền cao và khả năng bám dính tốt trên các bề mặt khác nhau.
2. Ưu điểm, nhược điểm của sơn epoxy hệ nước
Sau khi đã tìm hiểu về sơn epoxy hệ nước là gì, Sieuthison.vn sẽ chỉ ra những ưu điểm nổi bật của dòng sơn này ở phần dưới đây. Đó là:
- Phản ứng hóa học xảy ra khi trộn sơn và bay hơi trong quá trình này nên đảm bảo hạn chế được sự cố.
- Thời gian sử dụng sơn dài hơn.
- Khả năng khô sơn tốt hơn trong môi trường ẩm.
- Không độc hại, thân thiện với môi trường.
- Có khả năng chống bám bụi, dễ vệ sinh.
- Khả năng chịu lực tốt.
- Khả năng chống thấm, chống cháy, chống trơn trượt, chống ăn mòn,…. hiệu quả.
- Có thể dùng làm sơn lót để tăng độ bám dính bề mặt với lớp sơn màu.
- Ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống và ngành công nghiệp.
Tuy có những tính năng ưu việt như vậy nhưng dòng sơn này lại không có độ bóng cao như sơn dầu. Và mức giá cũng khá cao, nên bạn cũng cần căn nhắc kỹ càng khi sử dụng.
3. Hướng dẫn thi công sơn epoxy gốc nước
Một quy trình thi công sơn epoxy gốc nước sẽ bao gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Mài sàn để tạo độ nhám và chân bám
- Bước 2: tiến hành vệ sinh sàn sau khi mài bằng máy hút bụi công nghiệp.
- Bước 3: Thi công sơn lót để tăng độ cứng bề mặt sàn, đồng thời tạo kết nối trung gian giữa mặt sàn với lớp sơn.
- Bước 4: Tiến hành xử lý các lỗi sơn trên bề mặt sàn.
- Bước 5: Thi công lớp sơn phủ thứ nhất.
- Bước 6: Chà ráp để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt sàn.
- Bước 7: Thi công lớp sơn nước thứ 2.
4. Gợi ý dòng sơn epoxy gốc nước chất lượng nhất hiện nay
Trên thị trường, các khách hàng luôn quan tâm, tìm kiếm và lựa chọn dòng sơn epoxy hệ nước của thương hiệu CADIN, bởi vì:
- Là loại sơn phủ Epoxy gốc nước gồm 2 thành phần chất lượng cao.
- Bảng màu sơn đa dạng, giúp trang trí, bảo vệ bề mặt các kết cấu bê tông, sàn nhà.
- Khả năng chống hóa chất, mài mòn, chống thấm, kháng khuẩn, kháng nấm mốc.
- Độ bám dính cao trên nền bê tông.
- Mùi dễ chịu, không cháy nổ, không độc hại khi thi công vì sử dụng dung môi là nước.
- Phù hợp cho các công trình nhà máy hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, bệnh viện, trường học, phòng thí nghiệm.
>>> Xem thêm bảng báo giá sơn epoxy các hãng khác như CADIN, KCC, JOTUN…
Sieuthison.vn được biết đến là đơn vị chuyên cung cấp đa dạng các dòng sơn với mức giá ưu đãi nhất. Vì vậy, sau khi tìm hiểu sơn epoxy hệ nước là gì, nếu như bạn cần được tư vấn chi tiết hơn thì hãy nhấc máy liên hệ đến:
- Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Thành Phát
- Địa chỉ: 89 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 19006716 – 0918.114.848
- Website: sieuthison.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/sieuthison.vn