Sơn epoxy là gì ? Sơn epoxy bao gồm mấy loại ?
Là loại sơn 2 thành phần, bao gồm: phần sơn (thành phần A) và phần đóng rắn (thành phần B). Khi sử dụng sẽ trộn 2 thành phần với nhau, tỷ lệ sẽ tùy thuộc vào từng loại mà sản xuất quy định. Hiện nay, sơn epoxy ứng dụng rộng rãi với những tính năng đặc biệt mà các loại sơn khác không có được như:
+ Có khả năng chịu mài mòn và hóa chất nhẹ
+ Dễ thi công, độ bền cao, dễ sữa chữa
+ Không bám bụi do có khả năng chống tĩnh điện
+ Màu sắc đa dạng, phong phú
+ Chống trơn trượt, chống cháy, tuổi thọ cao.
Sơn epoxy bao gồm 2 loại: epoxy gốc nước và epoxy gốc dầu. Sự khác biệt trên là do dung môi của sơn quyết định, ưu điểm của sơn sơn epoxy gốc nước không độc, không cháy nhưng giá thành lại cao hơn so với sơn epoxy gốc dầu
Công dụng của sơn epoxy ?
Sử dụng trên nền nhà kho, nhà xưởng
Sơn tường chống khuẩn, chống ẩm, chịu nhiệt độ cao
Sơn bên ngoài kim loại chống ăn mòn
Sơn epoxy có thể thi công cho những bề mặt nào?
Sơn epoxy có thể thi công cho nhiều bề mặt, nhát là những bề mặt cần sự bảo vệ cao: chống mài mòn, hóa chất với khí hậu khắc nghiệt trên nền bê tông, thép, gỗ ….
Tại sao cần phải tuân thủ tỷ lệ pha trộn khi thi công sơn epoxy?
Tỷ lệ pha trộn sơn epoxy do nhà máy sản xuất đưa ra, nếu pha theo đúng tỷ lệ sẽ đạt được chất lượng cao nhất. Nếu pha trộn dư chất đóng rắn sẽ làm cho màng sơn giòn, dễ gãy. Nếu pha trộn không đủ chất đóng rắn thì màng sơn dễ bị bong tróc, không thể khô được
Những lưu ý khi sử dụng sơn epoxy lên bề mặt sơn cũ ?
Nên xử lý bề mặt cũ bằng máy chà nhám để chà hay phun cát để làm nhám bề mặt trước khi sơn mới. Nếu không xử lý bề mặt trước sẽ gây ra hiện tượng bong tróc do độ bám dính giữa lớp sơn mới và lớp sơn cũ kém
Quy trình thi công sơn epoxy ?
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công: xử lý vết nứt, những bề mặt không bằng phẳng bằng cách trám trét bằng keo hoặc xi măng. Vệ sinh bề mặt trước khi thi công: không có bụi bẩn, dầu mỡ hay hóa chất …tạo nhám bề mặt bằng máy chà nhám hay phun cát
Bước 2: Kiểm tra độ ẩm trên bề mặt (độ ẩm yêu cầu ≤4%)
Bước 3: Sử dụng sơn lót epoxy, định mức sử dụng tùy theo từng hãng sơn và điều kiện thi công
Bước 4: Kiểm tra bề mặt sơn lót sau khi thi công khoảng 12 giờ
Bươc 5: Sau 24 đến 48 giờ kể từ lúc thi công sơn lót, thi công sơn phủ epoxy hoàn thiện bề mặt
5 Ứng dụng từ sơn epoxy cho công trình hiện đại
Lớp sơn epoxy là lớp phủ bền có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ chất kết dính mạnh đến sơn bền và lớp phủ cho sàn và kim loại. Ngoài ra, còn ứng dụng cho những công trình công cộng hoặc dân dụng đều dựa vào những đặc điểm tính năng của những dòng sơn epoxy.
Bạn có thể tìm thấy lớp phủ epoxy được sử dụng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, trong các vật liệu tổng hợp như sợi carbon và sợi thủy tinh, và trong nhiều ứng dụng điện, ô tô và hàng hải. Vật liệu epoxy và hợp chất phủ epoxy cũng có thể được sử dụng làm chất kết dính bền trong nhiều ứng dụng.
Những ứng dụng của sơn epoxy vào các công trình tại Việt Nam
Một trong những cách sử dụng sơn epoxy phổ biến nhất là sử dụng các hợp chất epoxy làm chất phủ hoặc sơn. Lớp phủ epoxy khi thi công một lớp phủ nhanh khô, dai và bảo vệ cho kim loại và các vật liệu khác. Một số sử dụng sơn epoxy chính bao gồm:
- Ứng dụng cho ô tô và hàng hải : Một lớp phủ epoxy sẽ hoạt động như một lớp sơn lót để chống ăn mòn và đảm bảo độ bám dính của sơn trên ô tô và tàu thuyền.
- Lớp phủ chống ăn mòn thép : Lớp phủ bột Epoxy kết dính được sử dụng để chống ăn mòn trong ống thép và phụ kiện dùng trong ngành dầu khí, đường ống dẫn nước và cốt thép bê tông.
- Vỏ kim loại và lớp phủ container : Lon và hộp kim loại thường được xử lý bằng lớp phủ epoxy để chống gỉ đặc biệt là khi được sử dụng để đóng gói thực phẩm có tính axit như cà chua.
- Ứng dụng sàn (nền ) : Lớp phủ epoxy có thể được sử dụng làm sơn sàn epoxy trong các ứng dụng công nghiệp hoặc thương mại.
- Để có được những ứng dụng nhiều như vậy, các dòng sơn epoxy có được màng sơn dẻo, bám dính cao, độ cứng chắc chắn giúp chống lại sự tác động mài mòn của thời tiết và tác động của con người. Và nó có thể sử dụng được trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau như bê tông, xi măng, gỗ, kim loại và các loại vữa…
Lựa chọn sơn epoxy phù hợp cho công trình của bạn
Tùy vào công trình công nghiệp hay dân dụng mà chúng ta lựa chọn riêng sản phẩm thương hiệu sơn và phương pháp thi công sơn epoxy phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất
Với công trình công nghiệp rất khắc nghiệt không chỉ về nhiệt độ mà còn về việc tiếp xúc với các chất hóa chất chống Oxi hóa thường xuyên, nên yêu cầu đòi hỏi rất cao về đặc tính trong sơn:
Đối với công trình sàn bê tông: được áp dụng bởi epoxy gốc dầu, epoxy gốc nước, sơn epoxy tự san phẳng, sơn chống thấm dành cho nền nhà bê tông nhà sản xuất, gara ô tô
- Sơn sàn epoxy giá rẻ kháng hoá chất dành cho các ngành thực phẩm – nước giải khát, ngành dược – ngành sản xuất hoá chất, phòng sạch, và sử dụng trong các bể nước sạch.
- Sơn tàu biển thường được sử dụng sơn Alkyd, Alkyd biến tính, sơn Epoxy – PU, sơn chống hà.
- Sơn chống rỉ: sơn chống rỉ gốc dầu (sơn Alkyd), sơn chống rỉ Epoxy dành cho khung nhà thép, máy móc, sắt thép các loại…
Sử dụng sơn chống cháy dành cho các cột kèo nhà xưởng, nhà máy, bệnh viện, trường học, siêu thị…Sơn chịu nhiệt trên gỗ, cho bề mặt sắt, thép thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Sơn epoxy chống trơn trượt cho các bề mặt sàn bê tông cho những ngành sản xuất chế biến thực phẩm – đồ uống, hóa chất, hoặc những ngành công nghiệp – sản xuất lắp ráp linh phụ kiện, nhà máy lắp ráp. Và ngành hàng hải như sơn epoxy boong tàu biển, khoan dầu kim loại ….
Sơn chống tĩnh điện dùng cho nền nhà xưởng điện tử, phòng thí nghiệm, bệnh viện, phòng vi tính, xưởng bột, xưởng dệt , kho lưu trữ dung môi,…
Chúng tôi chuyên cung cấp phân phối các dòng sơn epoxy,sơn chống rỉ,sơn nước nội ngoại thất,sơn dầu,sơn chịu nhiệt…chính hãng giá rẻ,ngoài ra sieuthison còn nhận thi công các công trình xây dựng nhà xưởng,hầm để xe,chung cư,siêu thị…Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn qua số điện thoại 19006716 hoặc website:sieuthison.vn Đ/C: 82 Cộng Hòa, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.HCM