SƠN LÓT EPOXY LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM CỦA SƠN LÓT EPOXY 2 THÀNH PHẦN

Sơn lót epoxy có vai trò như một lớp trung gian kết nối giữa bề mặt sàn với lớp sơn phủ. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về đặc điểm, tính năng, báo giá của dòng sơn này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, Sieuthison.vn sẽ giúp bạn giải đáp ngay.

1. Khái niệm sơn lót epoxy là gì?

Sơn lót Epoxy là một lớp trung gian giúp kết nối lớp sơn bề mặt tường, sàn với lớp sơn phủ. Chất lượng của dòng sơn lót sẽ phụ thuộc vào khả năng xử lý bề trước khi thi công có đạt hiệu quả hay không. Thêm vào đó, nếu bề mặt bị bẩn, gồ ghề, không được xử lý sạch sẽ thì gây ảnh hưởng đến khả năng bám dính của sơn lót.

Dòng sơn lót này bao gồm 2 thành phần chính. Đó là chất đóng rắn bằng polyamide hoặc amine. Thích hợp sử dụng cho các nhà máy, xưởng công nghiệp, bồn hoá chất, tàu biển, cột điện, cột sóng ngoài biển…

2. Đặc điểm chính của dòng sơn lót 2 thành phần

Sơn lót 2 thành phần thường có những đặc điểm chính như:

  • Độ bám dính cao. Gia tăng cường độ phủ cho bề mặt và giúp cho lớp sơn phủ phía trên được bền màu hơn.
  • Chống rỉ sét, chống kiềm, chống ẩm và chống ăn mòn trên bề mặt kim loại, inox, sắt thép.
  •  Hạn chế khả năng ăn mòn của hoá chất, nước biển.
  • Tạo độ bằng phẳng cho nền bê tông trước khi tiến hành sơn phủ.
  • Màu sắc sơn lót epoxy 2 thành phần đa dạng, phù hợp với mọi công trình.

3. Hướng dẫn pha sơn 2 thành phần

Bạn pha sơn lót epoxy 2 thành phần như sau:

  • Mở nắp thùng sơn: Bắt đầu bằng việc mở nắp từng thùng sơn chứa thành phần A và thành phần B.
  • Khuấy thành phần A: Sử dụng máy khuấy để khuấy đều thành phần A trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 phút.
  • Kết hợp thành phần A và B: Đổ từ từ thành phần B vào thành phần A.
  • Trộn hỗn hợp: Sử dụng máy khuấy sơn chuyên dụng để trộn đều hỗn hợp lại với nhau. Để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Trong quá trình trộn sơn, có thể thêm dung môi với tỷ lệ từ 5% đến 10% để cho quá trình thi công dễ dàng hơn.
  • Nghỉ một chút: Để sơn nghỉ khoảng 5 phút trước khi sử dụng.

Khi pha sơn, bạn cần lưu ý những điều như:

  • Cẩn thận và pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Thời gian sử dụng từ 4 đến 6 tiếng để đảm bảo sơn đạt chất lượng, không bị khô sơn.
  • Sử dụng các đồ bảo hộ khi pha sơn để đảm bảo sức khỏe.
  • Tỷ lệ pha chế phù hợp với hướng dẫn.

4. Gợi ý một số dòng sơn lót epoxy phổ biến trên thị trường

Dưới đây là một số dòng sơn lót epoxy 2 thành phần có chất lượng tốt bạn có thể sử dụng cho công trình:

4.1. Sơn lót epoxy màu trong cho bê tông CADIN

Là loại sơn lót màu trong suốt 2 thành phần, đóng rắn bằng Polyamide. Được sử dụng cho bê tông giúp tăng độ bám dính và ngăn tác dụng kiềm hóa của bê tông. Và sở hữu các tính năng như độ bám dính cao, chịu ẩm, kháng kiềm tốt…

4.2. Sơn lót 2 thành phần cho kim loại CADIN

Sơn lót cho kim loại 2 thành phần của CADIN sở hữu các tính năng như độ bám dính cao, kháng mòn tốt, chịu va đập tốt… Nên được sử dụng để tăng độ bám dính và chống rỉ bảo vệ bề mặt sắt thép, sắt mạ kẽm. Dành cho các công trình: nhà xưởng, tàu biển, dầu khí…

4.3. Sơn epoxy KCC

 Là sản phẩm có khả năng bám dính tốt trên các bề mặt như: kim loại, gỗ, bê tông nên được ứng dụng cực kỳ rộng rãi. Thường làm lớp lót có 2 thành phần chính là: sơn phủ sàn epoxy và Ep118 giúp tăng độ cứng cho bề mặt và tạo ra độ bám dính chắc chắn.

4.4. Sơn lót epoxy APT

Là dòng sơn lót 2 thành phần thường sử dụng cho mặt sàn bê tông. Sơn có độ nhớt thấp nên có thể giúp sàn thẩm thấu lâu hơn, cải thiện độ phẳng cho bề mặt bê tông. Hơn nữa còn giúp tăng độ kết dính của sơn phủ, làm cứng bề mặt, chống rỉ sét cực kỳ tốt. Sơn thường trong suốt không màu, thời gian khô nhanh nên được sử dụng rất phổ biến trong các công trình.

5. Hướng dẫn thi công sơn epoxy 2 thành phần

Quy trình thi công sơn lót epoxy 2 thành phần gồm các bước cơ bản như:

Bước 1: Xử lý bề mặt

Đối với bề mặt mới cần phải đảm bảo được độ kho của bên tông và độ ẩm dưới 15% là đạt tiêu chuẩn. Còn bề mặt cũ nên loại bỏ được lớp sơn cũ bằng các công cụ như máy mài… Sau đó bạn cần làm sạch sẽ những thứ sót lại trên bề mặt cần thi công. Để có thể thi công một cách tốt nhất thì cần tránh những bụi bẩn dầu mỡ và khô hoàn toàn.

Còn đối với bề mặt sắt thép cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt bằng máy mài kim loại, hạt bụi và làm sạch dầu mỡ dung môi.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

Sau khi làm sạch bề mặt, bạn cần phải pha sơn lót theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi dùng cọ lăn để thi công. Sơn sau khi pha không thể để quá 7 giờ và nhiệt độ ở 23 độ C.

Hy vọng với thông tin bài viết trên đã giúp bạn hiểu sâu hơn về dòng sơn lót epoxy. Để mua được sơn epoxy chất lượng cao với mức giá hợp lý, vui lòng liên hệ đến Sieuthison.vn thông qua:

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Đối với đơn hàng từ 10 triệu

THANH TOÁN LINH HOẠT

COD / Tiền mặt / Chuyển khoản

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0918 114 848

tư vấn kỹ thuật - thi công

0918 114 848

Contact Me on Zalo
0918.11.48.48