Trên thị trường hiện nay có 2 loại sơn phổ biến theo chức năng. Đó là sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy hệ tự san phẳng. Mỗi loại sẽ có công năng, ứng dụng khác nhau nên khiến nhiều bạn không biết sử dụng loại sơn nào là phù hợp? Hiểu được vấn đề này, ở bài viết sau đây Sieuthison sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại sơn để bạn có thể tự lựa chọn, sử dụng đúng cho công trình để mang lại hiệu quả cao nhất.
1. Đặc điểm về sơn epoxy hệ lăn
Sơn Epoxy hệ lăn là sơn Epoxy 2 thành phần gồm chất đóng rắn và phần sơn Epoxy, được thi công bằng phương pháp lăn Roller. Độ dày lớp sơn sau khi thi công khoảng từ 0.2 đến 0.5mm. Thường được ứng dụng cho nền nhà xưởng, kho bãi, sàn tầng hầm, trạm xăng dầu, sàn công nghiệp vừa và nặng, cầu thang, bệnh viện, các sàn trung tâm thương mại…
Ưu điểm của sơn epoxy hệ này là:
- Bảng màu đa dạng, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
- Thời gian thi công nhanh chóng.
- Khả năng chống chịu nhiệt, chống trượt, dầu mỡ…
- Bề mặt sau khi thi công luôn sáng bóng và chống mài mòn tốt.
- Giá cả hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế.
- Không bám bụi bẩn nên dễ dàng trong việc vệ sinh, lau chùi.
2. Đặc điểm của sơn epoxy tự san phẳng
Sơn epoxy tự san phẳng là sơn Epoxy 2 thành phần có tình tự cân bằng bề mặt, có tính thẩm mỹ cao cùng khả năng chống chịu lực và kháng mài mòn cao. Sản phẩm được thi công bằng phương pháp cào, cán tự phẳng. Và thường được ứng dụng cho các khu vực nhà xưởng chịu tải trọng nặng với lượng xe nâng, xe kéo di chuyển thường xuyên trên bề mặt. Hay ở phòng sạch, dược phẩm, thực phẩm, y tế, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà xưởng, nhà máy.
Ưu điểm của sơn epoxy tự san phẳng là:
- Chống nước, chống thấm dầu tốt.
- Thi công sơn dày hoặc mỏng khi cần thiết.
- Tính thẩm mỹ cao.
- Chống mài mòn tốt, có thể chịu môi trường hóa chất tốt.
- Khả năng chịu tải trọng lớn.
- Đồ bền cao, kháng khuẩn, kháng bụi, dễ dàng vệ sinh.
3. Sự khác biệt giữa sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy tự san phẳng
- Sơn hệ tự san phẳng do đặc tính tự chảy. Do đó chỉ có thể sử dụng lên bề mặt sàn nằm ngang chứ không thể sử dụng nên bề mặt thẳng đứng như hệ lăn.
- Sơn hệ tự phẳng không sử dụng dung môi như dòng hệ lăn.
- Hệ tự phẳng dùng bàn kéo răng cưa để đẩy sơn đều khắp bề mặt chứ không dùng ru lô hay máy phun như hệ lăn.
- Sơn hệ tự lăn có chi phí rẻ hơn so với sơn hệ tự san phẳng
- Sơn hệ san phẳng có độ thẩm mỹ cao hơn, độ bóng đẹp hơn so với sơn hệ lăn.
- Sơn Epoxy hệ tự san phẳng chịu được tải trọng lớn có thể từ 1 đến 9 tấn, lưu trữ hàng hóa nặng trên mặt sàn. Còn sơn hệ tự lăn chịu tải trọng trung bình, lưu lượng di chuyển xe nâng vừa phải, lưu trữ hàng hóa trên mặt sàn nhẹ nhàng, vừa phải.
- Sơn Epoxy hệ lăn có tuổi thọ sử dụng thấp hơn sơn hệ tự san phẳng.
4. Nên lựa chọn sơn hệ lăn hay hệ sự san phẳng
Để lựa chọn nên sử dụng loại sơn nào thì bạn cần phải chú trọng vào nhu cầu của công trình và tính năng của từng loại sơn. Chẳng hạn như:
- Nhà xưởng sản xuất như nhà máy in bao bì, nhà máy làm giấy… thì nên sử dụng sơn hệ lăn.
- Nhà máy y tế, dược phẩm, thực phẩm thì nên chọn sơn hệ tự san phẳng.
- Nền nhà xưởng yêu cầu mức tải trọng nhẹ thì nên chọn hệ lăn còn tải trọng lớn, chống mài mòn thì hệ san phẳng là hợp lý.
- Nền nhà xưởng yêu cầu độ kháng khuẩn cao thì nên chọn sơn epoxy hệ tự san phẳng.
Trên đây là những chia sẻ về sự khác nhau giữa sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy tự san phẳng. Nếu như bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về dòng sơn epoxy thì hãy liên hệ ngay đến số 1900.6716, các bạn nhân viên của Sieuthison sẽ hỗ trợ một cách nhanh nhất.