Nhà vệ sinh sau một thời gian sử dụng thường sẽ bị thấm dột, đặc biệt là vị trí chân tường. Thấm dột gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây mất tính thẩm mỹ công trình, màng sơn phồng rộp, bong tróc, ảnh hưởng đến sức khỏe người thân trong gia đình…Vậy đâu là giải pháp chống thấm chân tường nhà vệ sinh một cách hiệu quả, hãy cùng Sieuthison.vn tìm hiểu ngay nhé!
1. Nguyên nhân khiến cho chân tường nhà vệ sinh bị thấm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chân tường nhà vệ sinh bị thấm. Một số nguyên nhân cơ bản như:
- Bị ảnh hưởng bởi vật liệu xây dựng gốc. Vật liệu như vữa xi măng, gạch có khả năng hấp thụ nước lớn. Trong thời gian sử dụng, nước ngấm vào vật liệu, sau đó bị đọng và thấm vào chân tường.
- Quy trình thi công không đạt chuẩn, khiến cho chân tường xuất hiện các lỗ rỗng. Tạo điều kiện cho nước thấm vào chân tường.
- Không áp dụng biện pháp chống thấm ngay từ ban đầu.
2. Phương pháp chống thấm chân tường truyền thống
Một số phương pháp chống thấm chân tường truyền thống là:
2.1. Ốp gạch hoặc ốp đá để chống thấm chân tường
Đây là cách chống thấm chân tường phổ biến từ xưa đến nay. Bởi vì phương pháp này rất dễ thi công, chỉ cần dùng vữa xi măng để ốp đá lên chân tường. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tường sẽ bị hở do khoảng lệch giữa phần chân tường đã được và không được ốp đá. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hơi ẩm bị giữ lại, gây hiện tượng thấm ngược lên trên, làm cho tường nhanh hỏng hơn.
2.2. Sử dụng giấy dán tường
Đây là cách chống thấm được thi công đơn giản, tiết kiệm chi phí và thời gian. Nhưng mang lại hiệu quả chống thấm thấp và không lâu dài. Sau vài tháng sử dụng, giấy dán sẽ bị bong ra do tác động của hơi nước. Thậm chí giấy dán và tường còn bị ấm mốc, bám rêu.
2.3. Chống thấm bằng xi măng
Với cách chống thấm này, bạn chỉ cần quét một lớp chất chống thấm có gốc xi măng. Sau đó, trát lại bằng vữa có trộn phụ gia chống thấm. Tuy nhiên phương pháp này không đem lại hiệu quả tuyệt đối. Vì đôi khi nước vẫn có thể thấm qua mao mạch gây ra hiện tượng thấm ngược.
3. Gợi ý phương pháp chống thấm chân tường nhà vệ sinh hiệu quả
Để khắc phục được những nhược điểm của phương pháp chống thấm truyền thống, bạn cần phải thực hiện các phương pháp chống thấm kỹ thuật cao hơn. Chẳng hạn như:
3.1. Chống thấm chân tường nhà vệ sinh bằng dung dịch Water Seal DPC
Đây là hóa chất chống thấm có dạng tinh thể thẩm thấu. Thuộc loại keo chống thấm chân tường. Các chất hóa học trong dung dịch này sẽ thấm sâu vào bê tông, gạch…Sau đó, sẽ tạo ra gel bịt kín những lỗ trống. Việc này có tác dụng trong cách ẩm và ngăn cản hơi nước trong mao mạch tường thấm qua chân tường.
3.2. Chống thấm ngược chân tường mà không cần đục vữa
Phương pháp này được áp dụng khi tường nhà bị thấm từ bên ngoài. Đặc biệt là hiện tượng tường thấm giáp ranh nhà hàng xóm hoặc tường không được trát vữa từ bên ngoài.
3.3. Những lưu ý quan trọng khi chống thấm chân tường nhà vệ sinh
Khi thi công chống thấm, bạn cần đảm bảo các yếu tố như sau:
- Bề mặt thi công cần phải vệ sinh sạch sẽ.
- Đảm bảo vật liệu chống thấm kết dính tốt với bề mặt.
- Dùng bao che lại để hạn chế tình trạng chất chống thấm khô quá nhanh.
- Nếu có tình trạng rò rỉ, xử dụng ngay keo chất chống thấm để khắc phục
4. Sieuthison.vn – Địa chỉ thi công chống thấm uy tín, đáng tin cậy nhất hiện nay
Sieuthison.vn là đơn vị thi công chống thấm với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo giải quyết triệt để tình trạng thấm dột cho khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đầy trách nhiệm, hoàn thành đúng tiến độ dự án.
- Sử dụng các hóa chất chất lượng cao.
- Thi công nhanh chóng với mức giá hợp lý.
- Cung cấp nhiều dịch vụ chống thấm hiệu quả như chống thấm tầng hầm, chống thấm sân thượng, chống thấm nhà vệ sinh…
- Tư vấn chuyên nghiệp, đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho công trình.
Trên đây là những thông tin liên quan đến giải pháp thi công chống thấm chân tường nhà vệ sinh. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm thì hãy gọi đến số Hotline 1900.6716 để nhận được tư vấn, báo giá miễn phí.