Trên thị trường đang có những vật liệu chống thấm nào? Chọn dùng loại nào thì tốt? Hãy cùng Sieuthison.vn tìm hiểu ngay về các vật liệu này để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với từng loại công trình ở bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột
Thấm dột là hiện tượng thường xảy ra ở các công trình, nguyên nhân chính thường do:
- Bề mặt bê tông tiếp xúc lâu ngày với nước. Sau đó, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở và gây ra hiện tượng thấm bên trong.
- Chất lượng đường cấp thoát nước bị lỗi, thi công chưa tốt…
- Hiện tượng thấm ngược từ dưới nền nhà do việc chống thấm chân tường không hiệu quả.
- Tường nhà, ban công, sàn mái bị thấm bởi nước mưa.
- Nhà vệ sinh, tường, sàn bị thấm thường do quy trình thi công chống thấm không đúng kỹ thuật.
2. Tìm hiểu về vật liệu chống thấm
Vật liệu chống thấm dùng để ngăn chặn nước xâm nhập, xuyên vào trong bê tông. Đặc biệt, với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước thì nên chống thấm ngày từ đầu. Việc này vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí bảo dưỡng sau này.
Đối với vị trí khác nhau thì sẽ có cách chống thấm khác nhau. Vì vậy tùy vị trí nhà, công trình hay điều kiện thời tiết từng khu vực sẽ chọn ra một phương pháp chống thấm có độ bền cao và dễ thi công.
Lý do mà việc chống thấm rất là quan trọng vì:
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.
- Công trình bị sụt lún, nứt vỡ là nguồn gốc của việc thấm dột.
- Khi công trình bị ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ công trình cũng như sức khỏe của mọi người trong gia đình.
- Tình trạng nấm mốc lâu dài sẽ làm công trình nhanh xuống cấp, gây nguy hiểm.
- Thi công lớp chống thấm chính là sự bảo vệ tốt nhất cho công trình.
- Tăng tính kiên cố, độ bền cho công trình, từ đó tiết kiệm được chi phí sửa chữa.
3. Tổng hợp các vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay
Sau đây sẽ là những vật liệu chống thấm mà bạn có thể tham khảo để sử dụng cho công trình:
3.1. Sơn chống thấm
Sơn chống thấm thường được dùng cho các bề mặt như sàn nhà, sàn mái…Có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ trên xuống dưới cho các bề mặt nằm ngang. Và thường được sơn ở lớp ngoài cùng.
>>> Xem thêm các dòng sơn chống thấm chất lượng nhất hiện nay
3.2. Vật liệu chống thấm phun hoặc quét để tạo màng
Vật liệu chống thấm ở dạng này là hóa chất lỏng. Bạn có thể dùng để quét hoặc phun lên bề mặt cần chống thấm. Có tác dụng như một lớp áo bảo vệ bên ngoài cho công trình.
Ưu điểm của vật liệu này là chống thấm tốt và thi công nhanh chóng. Đặc biệt, có hiệu quả chống thấm trong điều kiện không khí độ ẩm cao.
3.3. Băng cản nước chống thấm
Hiện nay, có 2 loại băng cản nước chống thấm phổ biến tại các công trình. Đó là:
- Waterstop: Dùng cho các công trình ngầm và thi công các công trình khác ngoài xây dựng.
- Waterbar: Dùng chuyên dùng cho chống thấm mạch ngừng bê tông
Trên đây là thông tin về những vật liệu chống thấm trong xây dựng. Hy vọng bạn sẽ có lựa chọn phù hợp cho công trình. Nếu bạn cần mua sơn chống thấm, hãy liên hệ đến số 1900.6716 hoặc xem trực tiếp tại website: https://sieuthison.vn/.