Dòng sơn chịu nhiệt là loại sơn phủ lên các bề mặt phải chịu nhiệt độ cao như lốc máy, nồi hơi, ống xả xe máy, ống xả ô tô, ống khói…Hoặc các vât dụng trong gia đình như lò nướng, lò sưởi, mặt bếp.
Sơn chịu nhiệt là loại sơn đặc biệt nhất trong các loại sơn vì chịu được nhiệt độ cao từ 200°C, 300°C, 600°C thậm chí có loại sơn chịu được nhiệt lên đến 1000°C. Sơn chịu nhiệt có thể sơn lên nhiều loại vật liệu khác nhau từ kim loại, sắt, thép, inox cho đến nhôm, nhựa, gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp…
Sơn chịu nhiệt ngoài việc chống lại được nhiệt độ cao còn có khả năng chống rỉ sét và rất dễ lau chùi vì vậy hiện nay sơn chịu nhiệt được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Sieuthison.vn 19006716 cùng tìm hiểu những ứng dụng của sơn chịu nhiệt qua bài viết dưới đây
Ứng dụng của sơn chịu nhiệt
– Bếp nướng:là dụng cụ nhà bếp không thể thiếu đối với những người yêu đồ nướng hoặc yêu thích đi du lịch dã ngoại. Trong quá trình sử dụng, bếp nướng liên tục phải chịu đựng nhiệt độ rất của lửa than, khói, bụi ngoài ra còn phải chống chịu với muối từ các món ăn tiết ra. Vì vậy sơn chịu nhiệt là lựa chọn hoàn hảo cho các bếp nướng vì chúng không chỉ chịu nhiệt mà còn chống được cả rỉ sét làm lớp sơn không bị bong tróc trong quá trình sử dụng
– Lò sưởi:mang đến sự ấm áp cho ngôi nhà của bạn trong những ngày đông rét mướt. Sơn chịu nhiệt hiện nay ngoài ba màu cơ bản là đỏ, đen và xám thì hiện nay các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều màu sơn khác nhau nhằm đáp ứng nhu càu thẩm mỹ của thị trường trong đó thương hiệu sơn Cadin được ưa chuộng. Vì vậy bạn yên tâm lựa chọn sơn chịu nhiệt để sơn lên lò sưởi của bạn vì không những nó có tuổi thọ cao mà còn tăng thêm vẻ đẹp cho lò sưởi.
– Quạt:trong những ngày hè nóng bức những chiêc quạt của chúng ta phải hoạt động liên tục nên không tránh khỏi việc bị nóng lên, rỉ sét và nhanh hư hỏng hơn. Nếu bạn dùng sơn chịu nhiệt sơn lên quạt sẽ ngăn được sự hình thành rỉ sét, ngăn bụi bẩn và làm tăng tuổi thọ của quạt
– Hệ thống ống xả:thường có nhiệt độ rất cao khi làm việc (ống xả xe máy, ô tô, ống khói…) nên nếu dùng các loại sơn thông thường sẽ bị bong tróc ra nhanh chóng gây ảnh hưởng đến thẩm mĩ cũng như hiệu suất hoạt động của máy móc. Sơn chịu nhiệt hoàn toàn giải quyết được các vấn đề mà các loại sơn bình thường khác không làm được, chúng có khả năng chống nóng và có tuổi thọ rất cao bền bỉ theo thời gian
– Hệ thống động cơ: các loại động cơ của máy móc khi chạy thường sinh ra nhiệt vì vậy rất dễ bị ăn mòn do nhiệt vì vậy nếu sơn chịu nhiệt lên hệ thống động cơ sẽ hạn chế bị mòn do nhiệt và kéo dài thời gian sử dụng của động cơ hơn
Ứng dụng của sơn chịu nhiệt cho những ngành nào
Sơn chịu nhiệt ngày nay được cải tiến rất nhiều để ứng dụng vào các loại máy móc thường xuyên chịu nhiệt độ cao và môi trường thay đổi nhiệt đột ngột từ 200 độ C đến 1000 độ C. Đối với thị trường sơn chịu nhiệt trong nước hầu như đã có nhiều loại và tính năng đặc biệt hơn như không bị mài mòn từ hóa chất, dầu mỡ, rỉ sét và khói …
Từ những ưu điểm của sơn chịu nhiệt nhưng dòng sơn này hay bị hiểu nhầm sang dòng sơn chống cháy. Vì dòng sơn này chỉ áp dụng riêng với các loại bề mặt kim loại và các vật liệu khác chịu nhiệt trong một thời gian dài, không có chức năng chống cháy hay dập lửa. Vậy dòng sơn này được ứng dụng cho những vật dụng phổ biến nào, được liệt kê dưới đây
Sơn chịu nhiệt ứng dụng cho ngành công nghiệp
Đối với ngành công nghiệp, sơn chịu nhiệt được thi công với dòng sơn có nhiệt độ cao thường từ 600 độ đến 1000 độ C thường được áp dụng vào
- Lò nung, lò đốt: được sử dụng nhiều trong việc sản xuất các kim loại nặng cho ngành công nghiệp như các kết cấu trụ thép, khung nhà xưởng….
- Các cột ống khói khí thải công nghiệp, chất đốt, thường chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài, dẫn khí dễ cháy diễn ra an toàn, tránh hỏa họa
- Các chi tiết máy móc băng chuyền sấy công nghiệp, động cơ công nghiệp, lọc điện, xyclon lọc bụi
- Nồi hơi công nghiệp là thiết bị làm nóng nước và nhiều loại chất lỏng khác. Trong quá trình sử dụng, sẽ phát ra hơi nước, lượng nhiệt tỏa ra rất cao cho môi trường xung quanh và có thể làm nóng thiết bị khác gần nó.
- Các bề mặt máu móc, khu vực bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao trong khu vực nhà máy, tàu thuyền thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao
Dùng sơn chịu nhiệt cho vật dụng hàng ngày
Ngoài ứng dụng rất tốt cho các nhiều ngành công nghiệp sơn chịu nhiệt còn áp dụng vào các vật dụng cuộc sống hàng ngày với mức nhiệt độ không quá cao từ 200 độ C đến khoảng 600 độ C,giá sơn chịu nhiệt cũng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Lò sưởi: Ở những khu vực có khí hậu mùa đông lạnh, để làm ấm cho ngôi nhà chúng ta thường dùng lò sưởi. Lò sưởi hiện nay, có nhiều kiểu dáng đẹp, lò sưởi củi gỗ truyền thống, ngày nay còn có thêm dòng sưởi nhiệt bằng điện giả gỗ. Có kết cấu chắc chắn, sơn chịu nhiệt chịu được nhiệt độ cao khi vận hành lò sưởi
- Lò nướng: Ngày nay, lò nướng là thiết bị đã gần như rất phổ biến có mặt tại nhiều nhà bếp, được chia làm nhiều dòng khác nhau thương mại hay dân dụng và loại kích cỡ nhỏ cho gia đình. Ngoài ra, còn có kích cỡ lớn chế biến với số lượng lớn đồ ăn nên công suất nhiệt độ rất cao nên phủ lớp sơn chịu nhiệt độ cao rất cần thiết để bảo vệ thiết bị
- Các loại quạt máy: Quạt máy không thể thiếu với cuộc sống chúng ta, được sử dụng hàng ngày, hoạt động liên tục nên các chi tiết máy quạt như mô – tơ sẽ được phủ lớp sơn chịu nhiệt, giúp bảo vệ thiết bị trường hợp rỉ sét, dầu mỡ và độ ẩm
- Ống dẫn truyền và xả xe: Đối với ô tô có hệ thống dẫn xả và truyền xe thường trong quá trình vận hành sẽ tỏa ra nhiệt độ cao gây hao mòn, giảm quá trình sử dụng xe nên. Sử dụng sơn chịu nhiệt chống lại nhiệt và kéo dàu thời gian sử dụng.
Các dòng sơn chịu nhiệt phổ biến hiện nay:
– Sơn chịu nhiệt 200 độ
– Sơn chịu nhiệt 300 độ
– Sơn chịu nhiệt 600 độ
– Sơn chịu nhiệt 1000 độ
Một số hãng sơn sản xuất sơn chịu nhiệt
– Galant
– Hải Âu
– Cadin
– Á Đông
– KCC
– Nanpao