Quy trình sơn chống thấm

Sơn chống thấm được xem là biện pháp thi công đơn giản mà hiệu quả nhất, giúp ngăn chặn thấm nước, ẩm mốc đến ngôi nhà. Lý do chúng ta phải sử dụng sơn chống thấm, đó chính là do hiện tượng thấm, từ kết cấu bê tông không được xử lý kỹ, lớp xây chưa cứng, lớp chát không chắc, hư hỏng lớp giấy cách nước,…Thông thường, các vị trí hay xảy ra hiện tượng thấm dột như sàn mái, sân thượng, chân tường…

Quy trình sơn chống thấm

Sơn chống thấm là loại vật liệu xây dựng được sử dụng trong công tác chống thấm cho nhà ở, hồ bơi, bể chứa nước. Để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất, cần lưu ý đến một vài yếu tố khi sử dụng và quy trình thi công sơn chống thấm, nhất là vào thời điểm trước mùa mưa tới.

1. Nguyên tắc thi công sơn chống thấm

Khi sử dụng sơn chống thấm để ngăn ngừa, khắc phục, bạn cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc:

  •  Tiến hành chống thấm từ phía nguồn nước để có thể chống thấm một cách chủ động, hiệu quả. Chống thấm từ phía sau nguồn nước chỉ được thực hiện khi không thể chống thấm chủ động từ phía có nguồn nước, do đó còn gọi là chống thấm bị động thi công không hiệu quả khi chống thấm từ nguồn.
  • Theo nguyên tắc “tầng tầng lớp lớp”, nghĩa là sử dụng các giải pháp chống thấm liên tiếp nhau thay vì chỉ chống thấm 1 lần là xong. Chẳng hạn như với những bề mặt tường gồ ghề, lồi lõm, bạn không thể quét một lớp sơn chống thấm là xong mà cần đặc biệt lưu ý đến những vị trí khuyết tật này.
  •  Đối với những kết cấu  chắc như bê tông hay bê tông cốt thép, trước khi tiến hành quét sơn chống thấm thì cần đầm chặt bê tông để gia tăng khả năng ngăn nước thấm.

2. Quy trình sơn chống thấm hiệu quả

Khâu thi công quyết định hiệu quả sơn chống thấm nói riêng và chất lượng công trình nói chung, vì vậy cần lưu ý đến những vấn đề sau:

– Bề mặt cần thi công chống thấm phải thật khô ráo bởi nếu ẩm ướt sẽ khiến lớp sơn chống thấm bị phồng rộp hoặc sinh nấm mốc chất lượng chống thấm không được đảm bảo. Đó cũng là lý do vì sao quá trình thi công sơn chống thấm nên được thực hiện vào những ngày khô ráo tránh ngày mưa ẩm ướt.

– Nên sử dụng giấy nhám, giấy mài tường để thực hiện các công đoạn mài thô, mài tinh, mang đến một bề mặt tường sạch sẽ, bằng phẳng và nhẵn mịn. Điều này không chỉ gia tăng hiệu quả chống thấm mà còn gia tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt tường công trình.

– Sau khi làm nhẵn xong bề mặt tường, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ, diệt rêu mốc. Đặc biệt, không được để xót lại các vết ố hay bụi bẩn, vì như thế, chúng sẽ làm giảm độ bám, hiệu quả của sơn chống thấm ngoài trời không còn đạt chất lượng bền với thời gian.

– Tốt nhất không sử dụng bột trét tường, bả ma tít, nếu có thì chỉ nên quét 1 lớp thật mỏng.

– Tiến hành sơn lót với những lớp sơn thật mỏng và sơn nhiều lần. Việc này không chỉ giúp bề mặt sơn đều đặn hơn mà còn góp phần giảm chi phí cho sơn phủ. Sau khi sơn lớp thứ nhất khô hẳn thì mới tiến hành thi công sơn lớp thứ 2. Khoảng thời gian giãn cách giữa 2 lớp sơn này là vài giờ đồng hồ.

Các hãng sơn chống thấm tốt nhất trên thị trường

Nếu đảm bảo tuân thủ nguyên tắc và quy trình thi công sơn chống thấm, bạn sẽ tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn để khắc phục hiện tượng thấm nước sau này, mang đến một công trình chất lượng vượt trội và bền bỉ theo thời gian mà không lo đến mức độ hư hại công trình.

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Đối với đơn hàng từ 10 triệu

THANH TOÁN LINH HOẠT

COD / Tiền mặt / Chuyển khoản

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0918 114 848

tư vấn kỹ thuật - thi công

0918 114 848

0918.114.848
icons8-exercise-96 chat-active-icon