QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY TỰ PHẲNG ĐÚNG KỸ THUẬT 2024

Sơn epoxy tự phẳng là một dòng sơn có tính năng vượt trội trong hệ sơn epoxy nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Để hiểu rõ thêm về đặc trưng cũng như quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng chuẩn kỹ thuật, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé!

1. Sơn epoxy tự san phẳng là gì?

Sơn epoxy tự san phẳng là dòng sơn epoxy 2 thành phần. Không cần sử dụng dung môi pha loãng, tự làm phẳng bề mặt bằng cách tự dàn trải bề mặt. Mang lại khả năng chống hóa chất, chịu lực, tải trọng tốt, chống thấm nước, chống bám bụi, kháng khuẩn và kháng mài mòn.

Hình ảnh công trình sơn epoxy tự trải phẳng

Với các tính năng như vậy dòng sơn này thường được sử dụng cho các nhà máy sản xuất, bệnh viện, cơ sở sản xuất thực phẩm, nhà xưởng công nghiệp… Hoặc các công trình có yêu cầu khả năng chịu trọng tải lớn, kháng khuẩn, kháng hóa chất…

2. Ưu nhược điểm của dòng sơn epoxy san phẳng

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của dòng epoxy 2 thành phần san phẳng:

2.1. Ưu điểm

Dòng sơn epoxy tự san phẳng có những ưu điểm vượt trội như:

  • Khả năng chịu lực tốt: Đáp ứng được yêu cầu về độ bền lâu dài của bề mặt nền. Phù hợp cho những khu vực thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Giữ cho bề mặt sàn luôn bền và sáng đẹp.
  • Tính thẩm mỹ cao: Khi thi công sơn epoxy thì bề mặt luôn phẳng mịn, sáng bóng. Mang lại sự sang trọng, hiện đại cho không gian.
  • Thi công nhanh chóng, dễ dàng: Bề mặt có khả năng chống bám bẩn, phẳng bóng giúp dễ dàng khi vệ sinh, lau chùi. Tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.
  • Độ an toàn tuyệt đối: Khi thi công không cần sử dụng dung môi. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí: Mức giá sơn và thi công sơn phù hợp với mọi khách hàng.

Thi công sơn sàn epoxy tự san phẳng đúng kỹ thuật

2.2. Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm vượt trội mà dòng sơn epoxy này mang lại thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Yêu cầu bề mặt trước khi thi công cần phải sạch sẽ, khô ráo.
  • Đòi hỏi đội ngũ thi công phải chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
  • Phải hiểu sâu về kỹ thuật thi công để đảm bảo độ bằng phẳng, láng mịn cho bề mặt.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về sàn epoxy 3D

3. Quy trình thi công sơn epoxy tự trải phẳng đúng kỹ thuật

Bước 1: Xử lý bề mặt

Sử dụng máy mài sàn kèm hút bụi để có được bề mặt sạch sẽ. Và tạo được độ nhám cho bề mặt bê tông, giúp các lớp sơn liên kết chặt chẽ với bề mặt.

Vệ sinh bề mặt phải đảm bảo không còn bụi bẩn, dầu mỡ. Kiểm tra độ ẩm sàn bê tông dưới 6% là đạt chuẩn.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót epoxy

Sau khi đã hoàn thành xử lý bề mặt, bước tiếp theo là cần thi công lớp sơn lót epoxy. Tiến hành trộn đều 2 thành phần sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất sau đó dùng máy phun hoặc cọ lăn đều. Lớp sơn lót này hỗ trợ tạo độ cứng và tăng sự liên kết giữa lớp sơn phủ và sàn bê tông.

Bước 3: Thi công lớp sơn epoxy tự phẳng

Trộn sơn epoxy tự san phẳng theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi đổ sơn ra sàn. Sau đó dùng cào gạt đều sơn ra bề mặt. Tiếp theo, dùng rulo gai lăn trên bề mặt để phá bọt khí. Bước này yêu cầu thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo công trình đạt chất lượng và thẩm mỹ cao.

Thời gian khô hoàn toàn của sơn là 3 ngày. Tiến hành kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao công trình.

4. Những lưu ý quan trọng trong thi công sơn epoxy tự san phẳng

Theo nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và thi công sơn epoxy, để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất, bạn cần lưu ý những yêu cầu kỹ thuật như sau:

Bề mặt công trình sơn epoxy hoàn thiện có tính thẩm mỹ cao

  • Bề mặt thi công luôn phải sạch sẽ, không bám bụi bẩn, hóa chất, dầu mỡ hay tạp chất.
  • Độ ẩm của bề mặt sàn luôn phải dưới 6%.
  • Không sử dụng dung môi pha loãng.
  • Bề mặt bê tông phải đạt độ nén Mác 250 trở lên và đã được bảo dưỡng tối thiểu 28 ngày.
  • Không thi công khi độ ẩm môi trường vượt quá 85%. Hoặc nhiệt độ bề mặt thấp hơn 3℃ để tránh hiện tượng ngưng tụ.
  • Khu vực thi công luôn phải khô ráo, không có các chất dễ cháy.
  • Pha sơn theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất.
  • Sử dụng máy trộn chuyên dụng để đảm bảo độ đồng nhất cho hỗn hợp sơn. Thời gian trộn nhanh chóng, tối thiểu là 10 phút, tránh cho sơn bị khô dẫn đến không thi công được.
  • Phân chia khu vực thi công hợp lý để tránh xuất hiện các mối nối và hiện tượng chênh lệch màu sắc.
  • Đối với các bề mặt bê tông yếu, cần xử lý trước bằng vữa epoxy để tăng độ bám dính cho sơn.
  • Sử dụng dụng cụ thi công chuyên dụng và tuân thủ kỹ thuật thi công theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Cần có đội ngũ thi công tay nghề cao, giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng thi công.

5. Gợi ý dòng sơn epoxy tự san phẳng chất lượng cao dành cho công trình

Sơn Phủ Epoxy tự san phẳng CADIN là loại sơn Epoxy 2 thành phần không chứa dung môi. Lớp sơn tự cân bằng bề mặt khi còn ướt, khả năng tự dàn trải của màng sơn cao trên nền bê tông giúp tạo nên mặt sàn liền mạch, phẳng, độ bóng cao.

Sơn epoxy CADIN – Sơn sàn lý tưởng cho các công trình

Với các đặc tính như màng sơn cứng, chịu lực tốt, có độ bóng cao, mang lại tính thẩm mỹ cao. Khả năng chịu nước, chịu hóa chất, chống rêu mốc hiệu quả… mà dòng sơn này của CADIN thường được sử dụng cho nhà xưởng, thực phẩm, nhà máy hóa chất, dược phẩm, các trung tâm thương mại…

Nếu bạn đang băn khoăn không biết mua sơn epoxy tự phẳng ở đâu chất lượng hay lựa chọn đơn vị thi công uy tín thì hãy liên hệ ngay đến Sieuthison.vn. Là một đại lý chuyên cung cấp các dòng sơn chính hãng, sở hữu đội ngũ thi công chuyên nghiệp, Sieuthison.vn đảm bảo mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất với mức giá phải chăng.

MIỄN PHÍ GIAO HÀNG

Đối với đơn hàng từ 10 triệu

THANH TOÁN LINH HOẠT

COD / Tiền mặt / Chuyển khoản

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0918 114 848

tư vấn kỹ thuật - thi công

0918 114 848

Contact Me on Zalo
0918.11.48.48