Chống thấm là một bước vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động từ môi trường. Viêc lựa chọn vật liệu sơn chống thấm tốt nhất sẽ giúp tăng tuổi thọ cho ngôi nhà, màu sơn sẽ lâu phai và đều hơn.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau, nhưng vật liệu sơn chống thấm hiệu quả được tin dùng hiệu quả cho mọi công trình gồm những gì?
Vật liệu sơn chống thấm tốt nhất hiện nay
Sơn chống thấm Kova
Sơn Chống Thấm Kova Là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ ngoài vào, thích hợp cho các công trình tường đứng cho độ bền cao nhất trong các dòng chống thấm tường.
Dùng để chống thấm cực tốt cho tường đối với những vùng có khí hậu khắc nghiệt và công trình yêu cầu độ bền lâu dài, những công trình cao tầng nơi có chi phí tu sửa, làm mới có giá thành rất cao và khó thực hiện. Có thể phủ thêm các lớp sơn khác lên bề mặt tường đã phủ sơn chống thấm Kova CT-11A đặc biệt. Có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước từ ngoài vào nhưng bề mặt vẫn bốc hơi nước dễ dàng. Chịu mài mòn, chịu nước mặn, giá sơn chống thấm Kova cũng kho quá cao nhưng hiệu quả để lại rất tốt.
Tính năng của sơn chống thấm Kova CT11A
Thi công sơn Kova chống thấm sao cho đạt hiệu quả cao
Sơn chống thấm Sika
Chống thấm sika là loại vật liệu chống thấm được ưa chuộng sử dụng phổ biến hiện nay để thi công chống thấm, hàn gắn vết rạn nứt ở các khe hở để tránh bị thấm nước.
Trong đó, sika chống thấm là loại vật liệu chống thấm được sản xuất bởi tập đoàn Sika AG, Thuỵ Sĩ với chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý như:
- Sika Latex
- Sikaproof Membrane
- Sika Top Seal 107
- Sika Multiseal
- Sika Bituseal
- Sikalastic 450
- Sika Lite
Sơn chống thấm Dulux
Sơn chống thấm Dulux là vật liệu chống thấm pha xi măng được thiết kế để phù hợp với môi trường và khí hậu miền Nam Việt Nam. Chống Thấm Dulux hiệu quả với công nghệ tiên tiến Hydroshield vượt trội có khả năng tăng cường các liên kết hóa học của hợp chất, tạo bề mặt chắc và gia tăng khả năng chống thấm. Ngoài ra, Dulux còn đem lại bề mặt sáng mịn cho tường nhà bạn. Chống Thấm Dulux thích hợp cho các cấu trúc xi măng và bê tông như tường nhà.
Sơn chống thấm Jotun
Sơn chống thấm Jotun là sản phẩm sơn gốc arcylic biến tính nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng để sơn mọi bề mặt. Nhưng chủ yếu nó được dùng để sơn không gian bên ngoài.
Chống thấm Jotun là hợp chất đặc biệt có khả năng chống thấm nước. Giúp nước và chất lỏng không thể xâm nhập vào kết cấu bên trong ngôi nhà. Có thể chống thấm tối ưu cho toàn bộ bền mặt từ trong ra ngoài.
Đây là loại sơn có khả năng chống thấm tối ưu và rất hiệu quả , màng sơn chống thấm bảo vệ mọi công trình theo thời gian, giữ được vẻ đẹp như ban đầu. Sơn chống thấm Jotun cũng cho độ đàn hồi cực tốt thể hiện qua khả năng che phủ, ngay cả những vết nứt nhỏ nhất. Loại sơn này khi dùng không cần phải pha với xi măng. Bạn hoàn toàn có thể dùng trực tiếp vô cùng tiện lợi. Ngoài nhựa gốc Acrylic, sơn chống thấm Jotun cũng có thành phần bột khoáng, một số chất phụ gia và nước để tăng thêm hiệu quả giữ lớp chống thấm được bền bỉ. Thời gian khô sơn chống thấm Jotun cực nhanh và không để bạn phải chờ quá lâu.
Sơn chống thấm Flinkote
Chống thấm Flintkote là giải pháp chống thấm giúp giải quyết vấn đề thấm dột một cách khá đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả.
Chống thấm Flintkote No3 chuyên chống thấm cho sàn mái bê tông, bể nước ximăng, nhà tắm, tầng hầm, bể bơi… là những khu vực dễ bị thấm nước do trong quá trình xây dựng, việc chống thấm không được quan tâm hoặc xử lý không đúng phương pháp. Flinkote kết dính tuyệt vời với mặt nền giúp ngăn ngừa không cho nước thấm vào giữa lớp màng và lớp nền, không phồng rộp.
Vật liệu sơn chống thấm được sử dụng vào mục đích gì?
Sơn chống thấm ngoài trời
Sơn chống thấm tường ngoài trời là một trong những sản phẩm vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến nhất. Bởi lẽ, chúng có những đặc tính hết sức nổi trội, đó là:
- Chống thấm cực tốt hiệu quả.
- Bám dính tuyệt vời với bề mặt tường bê tông công trình.
- Ít bị bám bụi, chịu được ma sát, có thể dễ dàng lau rửa sạch sẽ.
- Màu sắc sắc hoàn hảo, chỉ số phản quang tương đối cao.
- Có khả năng đàn hồi, chịu được điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường môi trường.
- Giá vật liệu chống thấm hợp lý, không quá cao.
Sơn chống thấm trong nhà
Việc chống thấm trong nhà cho các công trình xây dựng cần được thực hiện ngay từ đầu. Đừng để đến khi hiện tượng nấm mốc, thấm dột, nứt lở tường xảy ra mới lo để chống thấm. Vì toàn bộ cấu trúc khung kim loại và kết cấu bê tông bên trong tường đã bị giảm đi đáng kể, ngay cả việc sử dụng các loại sơn chống thấm cao cấp cũng chưa chắc khôi phục lại tường nhà bạn như lúc đầu.
Khả năng thấm dột lại là rất cao khiến cho cuộc sống của bạn bị đảo lộn và tốn kém rất nhiều chi phí để khắc phục tạm thời mà không được lâu dài.
Do vậy, trước khi sơn nhà, các đại lý sơn nước hoặc công ty sơn đều tư vấn cho bạn nên thực hiện 2-3 lớp vật liệu sơn chống thấm, sử dụng con lăn cho các bề mặt rộng và dùng cọ quẹt cho các góc tường, diện tích nhỏ hẹp. Mỗi lớp cần phải cách nhau từ 6-8 giờ.
Thi công vật liệu sơn chống thấm sao cho hiệu quả nhất?
Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt phải được vệ sinh sạch, khô và ổn định. Màng sơn cũ, chất bẩn,vữa, rêu mốc phải được tẩy sạch bằng phương pháp thích hợp.
- Dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc thích hợp để rửa sạch các khu vực bị nấm mốc hay rong rêu.
- Bề mặt quá khô hoặc bề mặt hút nước cần làm ẩm bằng lăn rulo được làm ẩm với nước sạch trước khi thi công.
Hướng xử lí bề mặt đề nghị:
- Màng sơn cũ/ Vữa – xi măng/ Bột trét: Các màng sơn cũ, bề mặt tường không bằng phẳng, ổn định phải được tấy sạch bằng đục, cạo, giáp, mài, máy chà xát hoặc dụng cụ thích hợp.
- Đối với bề mặt không bằng phẳng, nên được trét lại bằng loại bột trét thích hợp.
- Bề mặt bẩn, nhiều bột: Lau chùi, làm sạch bằng khăn ướt. Có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ.
- Độ ẩm: Độ ẩm cao thường gây ra sự cố và ảnh hưởng đến độ bền của sơn. Cần quan sát mức độ ẩm trước khi sơn bằng máy đo độ ẩm.(Phần nền: Độ ẩm dưới 6%, Gỗ: Độ ẩm dưới 10%)
- Mọi sự thấm nước phải được kiểm tra kĩ lưỡng và xử lí.
- Rêu, nấm: Xử lí sạch bằng đục, cạo hoặc sử dụng dung dịch diệt nấm, rêu để làm sạch. Rửa lại bề mặt bằng nước sạch và để khô.
- Dầu, mỡ: Làm sạch bằng chất tấy nhẹ và dung môi nếu cần thiết. Rửa lại thật kỹ để loại bỏ mọi vết bẩn.
Phương pháp thi công.
- Dụng cọ quét, con lăn hoặc máy phun sơn.
- Mức tiêu hao theo lí thuyết: 5.5 – 7.5m2/ lít/ lớp.
- Dùng nước sạch để pha loãng tối đa 5 -7% theo thể tích.
- Dụng cụ phun: áp lực tại đầu súng phun 140 – 190 kg/cm² (2100 psi), cỡ béc súng phun: 0.021″ – 0.027″, góc phun: 65° – 80°.
- Độ dày màng sơn khô là 30 – 40 microns cho một lớp sơn đối với điều kiện thi công bình thường.
Hướng dẫn sử dụng.
- Khuấy thật đều trước khi sử dụng.
- Thi công 3 lớp đối với các bề mặt có vết nứt nhỏ. Các khe nứt lớn cần phải đục rộng hình chữ V, làm sạch bụi và trét lại bằng hỗn hợp 5 cát + 3 xi măng thường + 0.8 chống thấm.
- Sử dụng trực tiếp sản phẩm sơn chống thấm để quét lên tường
- Thi công lớp thứ 2 tối thiểu 6 – 8 giờ sau khi thi công lớp thứ nhất ở điều kiện bình thường.
Điều kiện thi công trong quá trình sơn.
- Thi công trong điều kiện nhiệt độ khoảng 10oC đến 35oC. Nhiệt độ bề mặt tối thiểu phải cao hơn 3oC so với điểm sương của không khí. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường được đo tại khu vực xung quanh bề mặt.
- Vệ sinh rửa các dụng cụ bằng nước sạch ngay sau khi dùng.
Các hãng sơn chống thấm tốt nhất trên thị trường